PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 90 - 93)

1. KẾT LUẬN.

Sự hình thành và phát triển làng nghề chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau như vị trí địa lí, thị trường, nguồn lao động, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, vốn, nguyên liệu… Diện tích đất NN hạn hẹp song vị trí địa lí thuận lợi cho vận chuyển gỗ nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, cùng với mối quan hệ mật thiết với các lãnh thổ xung quanh như làng mộc Bích Chu, làng rèn Lý Nhân… đã tạo điều kiện để nghề mộc sớm phát triển ở thôn. Trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp, làng mộc trải qua không ít thăng trầm, biến động. Sau đổi mới nền kinh tế thị trường phát triển và ưu thế về khả năng cơ giới hóa so với nhiều nghề sản xuất khác đã tạo cơ hội cho làng nghề phát triển mạnh mẽ, dần hình thành hướng chuyên môn hóa rõ rệt với thế mạnh là các đồ nội thất gia dụng, văn phòng…Ngày nay sản phẩm của làng nghề không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn đang dần vươn ra thị trường nước ngoài.

Giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề như DNTN, công ty TNHH và CSSX hộ gia đình có mối quan hệ chặt chẽ về phân công lao động theo khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hộ gia đình và các cơ sở sản xuất tiểu chủ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong các hình thức sản xuất kinh doanh với 123 CSSX hộ trong 135 CSSX nghề tại thôn. Nghề mộc luôn đóng góp trên 50% tổng giá trị sản xuất của thôn trong hơn 10 năm gần đây và làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động theo hướng CNH. Tính đến năm 2014 chỉ còn hơn 10% lao động thuần nông trong thôn. Mức thu nhập bình quân đầu người cũng như mức sống người dân được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Nguồn vốn chủ yếu huy động trong nội vùng dân cư chưa đủ mạnh để cơ giới hóa đồng bộ và mở rộng sản xuất. Năng lực tổ chức sản xuất và quản lí kinh doanh hạn chế chưa khai thác hết được khả năng mở rộng thị trường. Trình độ học vấn hạn chế, chậm đa dạng cơ cấu ngành nghề, kết

hôn sớm ở nữ giới tồn tại như một vòng luẩn quẩn trong quá trình phát triển làng nghề. Ô nhiễm môi trường và không gian ngày càng chật hẹp trở thành bài toán khó giải song hành với sự phát triển làng nghề trong thời gian tới… Những vấn đề này cần sự chung tay nỗ lực của chính quyền các cấp và cả các chủ cơ sở sản xuất thay vì những cố gắng đơn phương từ một phía đơn lẻ.

2. KIẾN NGHỊ.

Đối với chính quyền và các cơ quan chức năng cần ban hành các quy định định để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗ trợ về tài chính, tiếp cận nguồn vốn tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển làng nghề. Mặt khác, việc tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các thông tin về thị trường xuất khẩu cũng sẽ giúp các cơ sở sản xuất có thể mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Đối với các chủ CSSX cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thị hiếu của thị trường, cơ giới hóa sản xuất, áp dụng các công nghệ và thiết bị mới …để sản phẩm làng nghề tiếp tục có chỗ đứng lâu dài trên thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào các cơ sở trung gian. Tăng cường trồng cây xanh trong các khoảng không gian trống để hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Veeflaau dài, song hành với việc duy trì và phát triển sản xuất, người dân cần hợp tác với các cấp chính quyền để tách dần một phần không gian sản xuất ra khỏi không gian sinh sống nhằm hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường và mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 90 - 93)