Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 44)

Sự biến động của thị trường tiêu thụ là nhân tố quan trọng tác động tới việc nghề mộc phát triển tại thôn. Thị trưởng chi phối đến hình thức tổ chức sản xuất, quy mô sản xuất, cơ cấu mặt hàng và cả hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.

Sự chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường mở tạo điều kiện cho sản xuất được bung ra phát triển mạnh mẽ. Từ việc rời khỏi các hợp tác xã, người dân chủ động tìm hướng đi riêng cho mình. Các hình thức kinh doanh đa dạng hơn và hiệu quả hơn phát triển nhanh chóng, mà hộ gia đình là một ví dụ tiêu biểu.

Đời sống người dân được nâng cao làm tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng đồ mộc. Số lượng đơn hàng và khách hàng tăng lên, thị trường mở rộng nhanh theo đường xoáy chôn ốc. Trước và trong chiến tranh nếu như đối tượng tiêu dùng chủ yếu là những gia đình trung lưu khá giả khắp miền bắc tuy nhiên nhu cầu còn hạn chế về số lượng sản phẩm thì sau khi cơ chế thị trường được mở ra đây cũng là thị trường căn bản của làng nghề song với nhu cầu về hàng hóa lớn hơn rất nhiều, vùng tiêu thụ cũng rộng hơn không chỉ trong mà còn ngoài nước.

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi làm biến đổi sâu sắc cơ cấu sản phẩm, dần định hướng tính chuyên môn hóa cho nghề mộc của thôn, buộc các cơ sở sản xuất phải thích nghi theo. Từ thói quen ăn chắc mặc bền người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng đồ mộc “đẹp” có giá thành không quá cao, và có thể cập nhật theo các xu hướng mới, đối với nghề mộc ở Thủ Độ đây là một

tác nhân tốt thúc đẩy tái sản xuất. Từ chỗ sản phẩm chỉ có hai dòng: sản phẩm mộc nội thất truyền thống đắt tiền, tinh xảo và đồ dùng gia dụng rẻ tiền càng ngày càng xuất hiện nhiều dòng sản phẩm hơn theo giá thành và chủng loại, chủ yếu là các đồ nội thất với đủ mẫu mã và giá thành khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Thậm chí dòng sản phẩm tầm trung có xu hướng lấn át đi các sản phẩm truyền thống và dần trở thành hướng chuyên môn hóa của làng nghề.

2.1.6. Nguồn vốn

Nguồn vốn không phải là thế mạnh trong sự phát triển nghề mộc ở Thủ Độ. Chủ yếu số vốn cho sản xuất nghề được tích lũy qua nhiều năm và huy động vốn trong nội vùng dân cư. Hiện tại xã và các cấp huyện, tỉnh chưa có chính sách hộ trợ vốn cho phát triển làng nghề

Có 59,6% số CSSX được khảo sát có vốn khởi nghiệp chủ yếu là vốn tích lũy và huy động của bạn bè người thân; 29,8% là vay ngân hàng và 10,6% là từ các nguồn vốn khác như vốn nước sạch, vốn vay học sinh sinh viên, tín dụng xã…Người thợ phải tận dụng mọi nguồn vốn vay có thể để phát triển sản xuất.

Số vốn cần để mở cơ sở sản xuất cho mỗi hộ nghiệp thay đổi theo từng năm và có xu hướng tăng lên. Vào năm 2000 nếu như 1 chủ hộ cần trung bình 10,5 triệu để mở cơ sở sản xuất tại nhà thì năm 2005 đã tăng lên 42 triệu, đến năm 2010 vốn mở xưởng đã tăng lên 65 triệu và năm 2014 trung bình mỗi hộ cần 85 triệu cho việc mở xưởng. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này là do quá trình cơ giới hóa sản xuất diễn ra nhanh chóng trong mọi khâu của sản xuất. Mỗi chủ xưởng đều cần trang bị những loại máy móc cơ bản, xây dựng lán xưởng, chi phí cho máy móc, lán xưởng chiếm đến 70% vốn khởi nghiệp của các hộ gia đình. Mặt khác giá gỗ nguyên liệu và giá nhân công cũng tăng qua các năm yêu cầu cao hơn về số lượng vốn cần thiết.

2.2.1.Tóm lược quá trình hình thành làng nghề

- Từ thế kỷ XVII đến trước năm 1954

Nghề mộc đã xuất hiện ở Thủ Độ từ 300 năm trước đây. Đình làng Thủ Độ là công trình kiến trúc ghi dấu ấn tay nghề của những thợ giỏi thời kỳ này. Những người thợ đầu tiên học nghề từ thôn Bích Chu nằm ngay kế cận, vốn đã nổi tiếng khắp đất Bắc từ lâu. Chỉ có nam giới biết nghề, nghề mộc ở Thủ Độ nhanh chóng được phổ biến rộng rãi chứ không giấu nghề như một số địa phương khác . Những thợ giỏi đã đem đục cưa đi khắp vùng đồng bằng châu thổ để giữ nghề và mưu cầu cuộc sống. Họ xây dựng các công trình tôn giáo như đền, chùa, đình, miếu, phụ trách phần mộc của những ngôi nhà, đóng đồ mộc sử dụng trong gia đình. Tay nghề của những người thợ ngay từ thời này đã có thể sánh ngang với thợ của Sơn Tây, Bắc Ninh,..những vùng đất trứ danh về nghề mộc.

- Từ 1954 đến năm 1975

Hòa bình lặp lại ở miền Bắc, giai đoạn này nghề mộc có sự thay đổi lớn về tổ chức sản xuất và phân công lao động. Cùng với người dân miền Bắc, nghề mộc ở Thủ Độ đi vào con đường làm ăn tập thể. Năm 1961, Thủ Độ thành lập được hợp tác xã Tân Lập có nơi sản xuất tập trung làm ra các mặt hàng dân dụng tiêu thụ ở trong và ngoài tỉnh. Từ chỗ chỉ có nam giới biết nghề đã truyền nghề cho cả phụ nữ. Thời kỳ này gỗ nguyên liệu chủ yếu đóng bè và vận chuyển theo đường sông, sản phẩm cũng được đưa lên các xà lan theo đường sông đến vùng tiêu thụ. Năm 1967 – 1968 thanh niên của làng lần lượt lên đường chống Mĩ nên HTX Tân lập không duy trì sản xuất tập trung nữa mà phân tán về các hộ gia đình.

- Từ 1975 – 1986

Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập ra trên cả hai miền. HTX vẫn duy trì sản xuất, sản phẩm làm ra được tập trung tại đình làng, đánh giá chất lượng

sau đó chuyển đi tiêu thụ theo đường bộ và các phà đường sông. Tuy nhiên đến giai đoạn này các yếu điểm của hình thức HTX bắt đầu bộc lộ. Sớm nhận ra điều đó dến năm 1981, làng nghề mộc Thủ Độ chuyển sang SXKD giai đoạn mới. HTX tổ chức một tổ có khả năng, năng lực về ngoại giao với các bạn hàng sẵn có ở Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Vĩnh Yên và các cơ quan của Nhà nước khu vực phía Bắc tiêu thụ hàng. Trên cơ sở đó, HTX phân phối các mặt hàng theo khả năng tay nghề của từng hộ, sau đó nghiệm thu sản phẩm và tổ chức tiêu thụ. Thời kỳ này, ngoài các công ty, xí nghiệp của Nhà nước thì chỉ có Bích Chu, Thủ Độ mới có đồ gỗ.

- Từ năm 1986 đến năm 2000:

Năm 1986, Đại hội Đảng VI đã đánh dấu mốc quan trọng cho công cuộc đổi mới, theo đó nghề mộc ở Thủ Độ chính thức chuyển sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên thời kỳ này nghề mộc còn chưa phát triển mạnh bởi nền kinh tế đất nước mới ra khỏi giai đoạn khó khăn. Như nhiều làng nghề khác Thủ Độ bước đầu làm quen với cơ chế thị trường loay hoay tìm hướng đi đúng đắn. Do thiếu vốn nên số lượng xưởng mộc tại thôn thời kỳ này rất ít và quy mô sản xuất nhỏ bé, chủ yếu những người thợ vẫn đi làm thuê khắp trong vùng và các tỉnh khác . Năm 1986 - 1987, trạm biến áp 180KVA đầu tiên được xây dựng ở Thủ Độ, sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ giúp việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm được thuận tiện và dễ dàng. Những điều kiện này đã mở ra cơ hội cho nghề mộc cơ giới hóa sản xuất và phát triển theo hướng đi mới.

- Từ năm 2000 đến nay:

Bằng sự nỗ lực, cần cù và nhạy bén với cơ chế thị trường, những người thợ Thủ Độ đã đưa sản phẩm mộc đến khắp mọi miền tổ quốc. Từ chỗ người thợ phải bươn chải khắp các vùng miền để giữ nghề, ngày nay nhiều cơ sở sản xuất mộc theo hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân sản xuất đồ mộc được thành lập và hoạt động ngay tại thôn. Sản xuất được cơ giới hóa, sức người dần

được thay thế bằng kỹ thuật, máy móc, năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Nghề mộc trở thành nguồn thu chính của hầu hết các hộ gia đình trong thôn, người dân yên tâm gắn bó với nghề với mức thu nhập ổn định. Ngày 6-3-2007, UBND xã An Tường (Vĩnh Tường) và nhân dân thôn Thủ Độ đã tổ chức đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc truyền thống cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w