Những đóng góp của hoạt động làng nghề mộc đối với sự phát

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 75)

triển kinh tế xã hội thôn Thủ Độ

2.2.3.1. Những đóng góp về mặt kinh tế

a. Đóng góp và làm chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất.

Từ năm 2000 đến nay giá trị sản xuất của thôn có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2000 tổng giá trị sản xuất toàn thôn chỉ đạt 6,27 tỉ đồng đến năm 2014 đã đạt 45,97 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân/ năm giai đoạn 2010 – 2014 đạt 18,9% cao hơn gần gấp 2 lần so với giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 9,8%.

Sự tăng trưởng GTSX thôn chủ yếu là do đóng góp của sự phát triển làng nghề. Chỉ riêng nghề mộc đã đóng góp vào giá trị sản xuất toàn thôn 74,7%, đồng thời góp phần làm chuyển dịch cơ cấu GTSX toàn thôn theo hướng CNH, HĐH.

Tỉ trọng GTSX tiểu thủ công chiếm vai trò áp đảo và tăng 7,4% từ năm 2000 đến 2014.

Tỉ trọng giá trị sản xuất NN giảm mạnh nhất, từ 24.2% năm 2000 đến 12,6 % năm 2014, giảm 11,6%.

Tỉ trọng GTSX từ các ngành nghề khác mà ở đây chủ yếu là khu vực dịch vụ tăng 4,2% từ năm 2000 đến 2014.

Biểu đồ 2.7: Chuyển dịch cơ cấu GTSX thôn Thủ Độ theo ngành nghề giai đoạn 2000 – 2014.

Nguồn: Xử lý từ

Sự phát triển nghề mộc còn kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Bên cạnh nhu cầu lớn về nguyên liệu gỗ, nhu cầu về các nguyên vật liệu phụ trợ như sơn, keo các loại khóa, ốc vít…tăng lên. Năm 2000 chỉ có 1 chủ tiệm nhỏ kinh doanh mặt hàng này đến nay toàn thôn đã có 6 hộ kinh doanh các mặt hàng phụ trợ cho nghề mộc, số hộ chuyên bán gỗ nguyên liệu cũng tăng từ 1 hộ năm 2000 lên 5 hộ năm 2014. Đặc thù của nghề mộc tương đối mệt nhọc và hao tốn sức lao động do nên chỉ từ 2005 - 2014 với diện tích chưa

đầy 1 km2 toàn thôn có đến 5 quán bia đông khách bất kể mùa đông hay mùa hè… So với hoạt động NN, nhóm các ngành nghề khác mà chủ yếu là các dịch vụ này chiếm tỉ trọng lớn hơn trong cơ cấu GTSX của thôn.

b. Phát triển làng nghề tạo ra khối lượng hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

Hoạt động sản xuất của làng mộc tạo ra hàng vạn đầu sản phẩm với đủ các chủng loại mỗi năm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng luôn biến động của thị trường. Chỉ so sánh đơn thuần với hoạt động NN của vùng đất bãi, cũng dễ dàng thấy rằng sự sản xuất mang tính tập trung của hoạt động làm nghề tạo ra khối lượng hàng hóa lớn gấp nhiều lần.

Mặc dù thị phần xuất khẩu chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu GTSX (hơn 4%) nhưng những mặt hàng đầu tiên của Thủ Độ cũng đã tìm được đường ra nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2005,thôn đã có DNTN đầu tiên xuất khẩu hàng rào gỗ sang Úc, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp này gần như nhưng trệ vào năm 2008 – 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đến năm 2010 thị trường được nối lại và phát triển ổn định đến nay. Đầu năm 2015 một số DNTN của Thủ Độ cũng bắt đầu xuất khẩu những lô hàng nội thất đầu tiên sang Lào và Trung Quốc. Những nỗ lực không mệt mỏi của các chủ cơ sở sản xuất cũng như người thợ đang mở ra cho làng nghề những cơ hội phát triển mới.

2.2.3.2. Những đóng góp về mặt xã hội

a. Phát triển làng nghề tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân - Tăng thu nhập của người lao động

Phát triển nghề mộc tại thôn làm thay đổi bộ mặt đời sống người dân Thủ Độ. Thu nhập từ nghề mộc là nguồn thu chủ yếu của hơn 250 hộ gia đình. Trong đó có 190 hộ có trên 70 % thu nhập của gia đình là từ làm mộc.

Cùng với sự mở rộng thị trường và cơ giới hóa sản xuất làm năng xuất lao động tăng lên, thu nhập của người thợ tăng lên đáng kể. Tuy theo trình độ tay nghề người thợ có mức thu nhập khác nhau. Trong đó, thu nhập bình quân

một tháng của người thợ giỏi có thể dao động từ 3,5 triệu đến 15 triệu đồng một tháng tùy vào tần suất công việc.

Với lực lượng lao động đông đảo tham gia vào nghề mộc, mức thu nhập của người dân trong thôn được nâng lên nhanh chóng. Tính đến năm 2014 thu nhập bình quân đầu người tại thôn đạt 2,79 triệu đồng/1 người một tháng, đảm bảo mức sống trung bình theo giá hiện hành.

Bảng 2.7: Giá công nhật theo trình độ thợ và mức thu nhập bình quân đầu người theo tháng toàn thôn giai đoạn 2000 – 2014.

Năm

Giá công nhật theo trình độ thợ/ ngày công (nghìn đồng)

Mức thu nhập bình quân đầu người theo tháng toàn

thôn (nghìn đồng) Thợ cả Thợ bạn Phó nhỏ 2000 25 15 10 535 2005 130 100 50 882 2010 200 150 80 1455 2014 250 200 100 2792

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả tại làng nghề

Thu nhập bình quân theo tháng của một lao động tham gia làm nghề mộc cao hơn hẳn so với mức thu nhập bình quân đầu người toàn thôn và thu nhập bình quân theo tháng do làm nông mang lại. Năm 2014, một lao động tham gia làm mộc có mức thu nhập bình quân tháng đạt 4,38 triệu đồng, trong khi đó thu nhập bình quân của lao động tham gia làm nông chỉ đạt 874 nghìn đồng/ người một tháng.

- Nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Theo điều tra của tác giả tại làng nghề, trong 135 chủ CSSX được hỏi có: 57 người (chiếm 42,2% số chủ CSSX) cho rằng kinh tế gia đình tốt hơn nhiều, 42 người cho rằng kinh tế gia đình cải thiện hơn, 31 người cho rằng kinh tế gia đình vẫn như trước và chỉ có 5 chủ hộ cho rằng tình hình kinh tế gia đình khó khăn hơn vì làm nghề mộc.

Đời sống người dân có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm. Không có nhiều nhà ba hay bốn tầng trong thôn, chủ yếu là nhà mái bằng, mái ngói, nhưng nếu đi sâu vào trong từng hộ hầu hết những trang thiết bị gia đình hiện đại được mua sắm tương đối đầy đủ.

Bảng 2.8: Thống kê số lượng một số đồ dùng gia đình tại thôn năm 2014

Trang thiết bị trong hộ (hộ gia đình)Số lượng hộ sở hữu Tỉ lệ so với tổng sốhộ trong thôn (%)

Xe gắn máy 320 100 Ti vi màu 320 100 Dàn karaoke 52 16,25 Tủ lạnh 207 64.7 Máy giặt 186 58 Điều hòa 87 27.1 Công trình vệ sinh khép kín 178 55.6

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả tại làng nghề

Số thuê bao internet của Thủ Độ tính đến tháng 3 năm 2014 là 102 thuê bao đăng ký gấp 1,3 lần so với tổng số thuê bao của hai thôn 2 thôn cùng xã là Kim Đê và Cam Giá cộng lại, trong đó có tới 57 số thuê bao internet dùng modem wifi. Bình quân một hộ ở Thủ Độ có 2,63 chiếc điện thoại di dộng. Cả thôn hiện có 89 gia đình sử dụng các dịch vụ truyền hình như my TV, An Viên,..Tâm lý mua sắm tiêu dùng của người Thủ Độ ngày nay khá phóng khoáng. Họ quan niệm rằng ngoài những khoản đầu tư vào tái sản xuất, tích lũy thì nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và bản thân là điều cẩn thiết và xứng đáng với sự vất vả của nghề. Nhiều người thợ trẻ trong thôn không chỉ coi internet là phương tiện giải trí mà còn nhận ra rằng có thể tìm hiểu về thị trường hay quảng bá sản phẩm qua kênh thông tin này.

Sự nâng cao đời sống người dân còn được thể hiện qua một số chỉ số giáo dục của thôn. Người dân đã bắt đầu chú trong nhiều hơn đến việc đầu tư cho con cái học hành. Từ năm 2010 – 2014, 100% số trẻ đến tuổi đến trường được nhập

học đúng tuổi, tại thôn có một trường mầm non công lập 1 cơ sở giữ trẻ tư nhân, không có học sinh bỏ dở tiểu học và THCS. Trước năm 2005 nhiều hộ vẫn có lao động dưới 15 tuổi nhưng đến nay không còn lao động trẻ em trong các xưởng mộc. Có thể nhìn nhận đây là tiến bộ đáng kể trong đời sống người dân.

b. Phát triển làng nghề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Sự phát triển làng nghề mộc gắn liền với việc giữ gìn bẳn sắc văn hóa lâu đời của thôn. Những kỹ thuật tinh xảo trong việc sản xuất đồ mộc được lưu giữ lại trong các sản phẩm mộc và kỹ thuật sản xuất mộc truyền từ đời này sang đời khác. Đối với người thợ, nghề không chỉ là hoạt động kinh tế mưu sinh, làm giàu mà còn là để giữ gìn truyền thống. Mặc dù hầu hết các khâu của quá trình sản xuất đã được cơ giới hóa xong những kỹ thuật truyền thống vẫn được các thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau, từ cách chọn gỗ, phơi gỗ, bào gỗ, đánh vecni cho đến các thao tác đục chạm đòi hỏi kỹ thuật cao, tỉ mỉ, nhằm giữ tiếng “kín keo, kín gỗ” cho sản phẩm làng nghề.

Đình làng Thủ Độ vốn đã được xây dựng cách đây ba trăm năm bởi những người thợ đầu tiên của làng. Công trình kiến trúc này được mỗi người dân đặc biệt là những người thợ luôn luôn có ý thức bảo tồn gìn giữ ngôi đình như minh chứng lâu đời nhất cho gốc tích của nghề. Trước sự phong sương của thời gian, người thợ Thủ Độ tôn tạo ngôi đình song luôn cố gắng giữ lại những nét nguyên bản từ xa xưa để lại. Với mỗi người dân, ngôi đình là vừa là chốn thờ cúng linh thiêng vừa là niềm tự hào của thôn.

Hàng năm, từ ngày mùng 6 đến trước ngày 15 âm lịch tháng giêng mỗi gia đình làm mộc ở Thủ Độ đều sửa soạn làm lễ phạt mộc. Những gia đình có người tham gia làm nghề sửa soạn mâm cơm đặt lên những tấm gỗ ở các lán xưởng gia đình thắp hương khấn bái cầu cho một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió, và nổ máy xẻ tấm gỗ đầu tiên trong năm. Những người già trong làng kể lại, tập tục này đã có từ thời ông bà, cha ông để lại được lưu giữ tới tận ngày nay.

Những giá trị truyền thống từ vật thể đến phi vật thể của làng luôn được người dân trong thôn giữ gìn dưới mỗi nếp nhà và trong công việc, đời sống

hàng ngày của mỗi người dân. Có thể nói văn hóa truyền thống được bảo tồn song hành với sự phát triển làng nghề trong thôn.

Tiểu kết chương II

1. Diện tích đất NN hạn hẹp song vị trí cận kề với dòng sông Hồng thuận lợi cho vận chuyển gỗ nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, cùng với mối quan hệ mật thiết với các lãnh thổ xung quanh như làng mộc Bích Chu, làng rèn Lý Nhân vốn đã có tiếng trên cả nước, đã tạo điều kiện để làng nghề mộc sớm hình thành trong quá khứ. Cùng với những biến động của lịch sử và nền kinh tế, làng nghề đã trải qua nhiều thăng trầm trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Bước vào thời kỳ đổi mới, với ưu thế về khả năng cơ giới hóa sản xuất so với nhiều nghề truyền thống khác, cùng sự năng động nhạy bén của nười thợ, sản xuất làng nghề có cơ hội bung ra mạnh mẽ. Hiện nay 80% khối lượng công việc của làng nghề được thực hiện bằng máy móc, sản xuất ra khối lượng hàng hóa khổng lồ mỗi năm, tập trung cao điểm vào 6 tháng cuối năm âm lịch.

Nghề mộc ở thôn sau đổi mới phát triển với nhiều hình thức SXKD khác nhau. Tính đến năm 2014 , thôn đã có hơn 250 trong tổng số 320 hộ có người tham gia làm nghề mộc, 135 CSSX mộc với ba hình thức SXKD: Hộ gia đình, công tyTNHH và DNTN, trong đó các CSSX hộ chiếm số lượng lớn nhất với 123 CSSX. Các CSSX trong làng nghề có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau về phân công lao động, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm tạo thành một tổng thể vừa độc lập vừa hoàn chỉnh. Sự đa dạng về hình thức kinh doanh sau đổi mới không chỉ giúp làng nghề phát triển mạnh xu thế sản xuất hàng hóa mà còn tác động mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động. Công việc không chỉ được phân chia theo trình độ tay nghề của người lao động mà còn dựa vào quy mô và khả năng sản xuất của các hộ lớn, hộ trung bình, hộ nhỏ, công ty

TNHH và DNTN. Làng nghề có sự xuất hiện của những bộ phận trung gian có ưu thế về khả năng mở rộng thị trường, đây nhân tố quan trọng thúc đẩy khâu tiêu thụ sản phẩm.

Sự năng động của các chủ cơ sở sản xuất và người thợ đã giúp hoạt động sản xuất của thôn bắt kịp với những thay đổi của thị trường và dần hình thành hướng chuyên môn hóa rõ rệt với thế mạnh là các đồ mộc gia dụng, văn phòng…Ngày nay sản phẩm của làng nghề không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn đang dần vươn ra thị trường nước ngoài.

2. Bộ mặt kinh tế xã hội của thôn đang dần khởi sắc nhờ đóng góp đáng kể của sự phát triển làng nghề. Nghề mộc trở thành nguồn thu nhập chính của hơn 2/3 số hộ gia đình trong thôn, đóng góp hơn 74% vào cơ cấu tổng giá trị sản xuất của thôn năm 2014. Không chỉ là nhân tố chủ đạo đóng góp vào sự phát triển kinh tế thôn, nghề mộc còn làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động sang khu vực phi nông nghiệp, số lao động thuần nông chỉ còn 10% trong cơ cấu dân số hoạt động kinh tế năm 2014. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể. Mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng của một lao động làm nghề mộc có thể đạt hơn 4 triệu đồng, gấp 5 lần so với nghề nông. Đời sống người dân làng nghề được cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 75)