Dân cư nguồn lao động

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38 - 40)

Tính đến năm 2014 Thủ Độ có 320 hộ gia đình sinh sống với tổng dân là 1372 người. Tốc độ gia tăng dân số trung bình giai đoạn 2000 – 2014 là 2,01%.

Tính tới năm 2014, dân số thôn 892 người trong độ tuổi lao động chiếm 65.1% tổng số dân, trong dân số hoạt động kinh tế là 752 người.

Vốn đã có truyền thống lâu đời về làng nghề, thôn có 4 thợ giỏi được trao bằng khen thợ giỏi cấp tỉnh, gần 300 thợ có tay nghề tốt. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng cho sự phát triển nghề mộc trong thôn. Nghề mộc trong thôn vốn là nghề cha truyền con nối, có những gia đình có tới 6 đời làm nghề mộc. Tính đến năm 2014 vẫn còn có 3 gia đình có tới 4 thế hệ cùng tham gia làm mộc một trong xưởng, hầu hết các CSSX này đều sản xuất các mặt hàng nội thất truyền thống, những người thợ cả cao niên trong các gia đình này là thầy của rất nhiều người thợ trong gia đình, dòng họ và trong làng, họ vẫn giữ được những kỹ thuật đặc trưng của làng nghề để truyền lại cho các thế hệ sau.

Biểu đồ2.1 Phân hóa số lượng cơ sở sản xuất theo số lượng thế hệ cùng tham gia làm nghề năm 2014

Nguồn: Theo điều tra của tác giả tại làng nghề

Không chỉ thu hút các lao động trong thôn tham gia vào làm nghề, nghề mộc Thủ Độ còn thu hút thêm hơn 100 lao động quanh năm và thời vụ từ các thôn làng lân cận và huyện khác.

Người thợ trong thôn giàu kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ, có truyền thống cần cù chăm chỉ không ngại khó ngại khổ. Mặt khác, vốn từng bôn ba khắp đồng bằng châu thổ để giữ nghề nên những thợ giỏi và chủ hộ ở Thủ Độ tương đối năng động và nhạy bén với cơ chế thị trường.

Nghề lan truyền nhanh trong thôn cho cả phụ nữ, bởi môi trường sinh sống từ nhỏ đã gắn liền với gỗ lạt, bào đục, người đi trước cầm tay chỉ việc cho các thế hệ sau, không mất quá nhiều thời gian đào tạo và kinh phí cho việc học nghề nên gần bất kỳ một người dân nào ở Thủ Độ cũng có thể thành thạo một công đoạn làm mộc nào đó.

Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của lao động trong thôn tham gia làm nghề tính đến năm 2014.

Nguồn: Điều tra của tác giả tại làng nghề.

Thiếu nhân lực có trình độ quản lý là điểm yếu của nguồn nhân lực trong thôn. Theo điều tra xã hội học năm 2014 chỉ có 4 chủ cơ sở sản xuất có trình độ đại học, chủ yếu các tiểu chủ này mới chỉ tốt nghiệp THCS hoặc THPT hay còn chưa tốt nghiệp tiểu học. Tình trạng này cũng tương tự với các lao

động trong làng nghề. Đặc điểm này hạn chế đáng kể khả năng mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, cải biến hình thức kinh doanh.

Diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp, lại không phù hợp cho việc trồng lúa, thu nhập từ nông nghiệp thấp tạo ra lực đẩy lực lượng lao động sang các nghề khác trong đó nghề mộc là chủ đạo.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38 - 40)