Hiện trạng phát triển làng nghề mộc từ năm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44 - 67)

2.2.2.1. Giá trị sản xuất của làng nghề

Giá trị sản xuất của thôn tăng liên tục qua các năm. Nguồn thu từ nghề mộc đóng vai trò chủ đạo. Năm 2014 tổng giá trị sản xuất của thôn đạt 45,97 tỉ đồng trong đó: Riêng doanh thu từ nghề mộc đạt 34,2 tỉ đồng chiếm 74.39% giá trị sản xuất của toàn thôn.

Biểu đồ2.3: Giá trị các ngành sản xuất chính giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: Tỉ đồng)

Nguồn: Xử lý từ [24], [27], [28],[29]

So với nông nghiệp và các ngành kinh tế khác doanh thu từ làm nghề có sự tăng trưởng nhanh hơn hẳn. Bình quân mỗi năm giá trị sản xuất từ nghề mộc tăng 2,14 tỉ đồng mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2014, gấp hơn 7 lần so với nông nghiệp và gấp gần 6 lần so với các ngành nghề khác.

Chỉ riêng giai đoạn từ 2010 – 2014 giá trị sản xuất của nghề mộc tăng 18.9 tỉ đồng, bình quân mỗi năm tăng 4,72 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn này đạt 20.32% gấp đôi so với giai đoạn 2005 – 2010 có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,8%. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn này được các chủ xưởng và cán bộ khuyến công lý giải là do số lượng các đơn hàng lớn tăng nhanh. Sự hồi phục của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng đã tác động mạnh đến nhu cầu mua sắm nội thất, vốn là các sản phẩm thế mạnh của thôn.

Biểu đồ 2.4: Sự thay đổi GTSX từ làm nghề theo hình thức SXKD giai đoạn 2005 - 2014

Nguồn: Xử lý từ [24], [28], [29].

Trong các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, hình thức hộ gia đình có sự tăng trưởng giá trị sản xuất ổn định và nhanh nhất, tỉ lệ thuận với sự gia tăng số hộ có xưởng qua các năm. Đây cũng là nhân tố chủ đạo đóng góp vào giá trị sản xuất của làng nghề, các CSSX hộ gia đình đóng góp 70,5% vào tổng giá trị sản xuất từ làm mộc. Thu nhập bình quân/ hộ tăng nhanh và ổn định. Năm 2005 Thu nhập bình quân/ hộ từ làm mộc đạt 71.8 triệu đồng/năm tới năm 2014 đạt bình quân 195,9 triệu đồng/ năm gấp 2,5 lần so với năm 2005. Thu nhập tăng ổn định giúp người dân có thể yên tâm bám trụ với nghề. Không đòi hỏi vốn và mặt bằng sản xuất quá lớn, dễ thích nghi với những biến động của thị trường và tận dụng được nguồn lao động tại gia, trong thời gian tới các CSSX hộ gia đình vẫn là nhân tố chính đóng góp vào sự gia tăng giá trị sản xuất của làng nghề.

Mặc dù chỉ chiếm chưa đầy 1/10 số cơ sở sản xuất đồ mộc, nhưng doanh thu hàng năm của các DNTN chiếu tới hơn 19% tổng giá trị sản xuất từ làm mộc năm 2014. Tuy nhiên theo đánh giá của phòng công thương huyện Vĩnh Tường, so với mức doanh thu trung bình của các DNTN kinh doanh các mặt hàng khác thì mức doanh thu của các DNTN sản xuất đồ mộc vẫn còn nhỏ bé. Năm 2014 doanh thu trung bình của DNTN tại thôn chỉ đạt hơn 600 triệu đồng, gấp ba lần so với mức doanh thu trung bình của một hộ gia đình. Không khó lý giải điều này bởi hầu hết các DNTN này chủ yếu vẫn đóng vai trò chính như các nhà trung gian thực hiện việc tìm đầu ra cho các hộ nhờ ưu thế về khả năng mở rộng thị trường và nguồn vốn. Phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô sản xuất trực tiếp còn nhỏ bé hơn các hộ lớn trong thôn.

Với đặc thù ngành nghề, gỗ là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất của thôn. Nguồn cung gỗ cho làng nghề tương đối phong phú và có sự biến động theo thời gian.

Gỗ tự nhiên thường được mua dưới ba dạng chủ yếu là: Gỗ tròn (thân cây cắt khúc), gỗ hộp (các thân gỗ đã lọc rác, cắt khúc và sấn thành hình hộp), hoặc gỗ thành khí (đã xẻ thành tấm theo kích cỡ và dọc sạch phần rác của hai cạnh). So với gỗ tròn và gỗ hộp gỗ thành khí có giá cao hơn.

Nguồn cung cấp gỗ của Thủ Độ rất phong phú và biến động mạnh theo thời gian. Trước 1986, nguồn gỗ chủ yếu được lấy về từ Trung du miền núi phía Bắc, hoặc mua tách từ các bè gỗ của nhà nước đóng bè chở về theo đường sông. Vận chuyển gỗ theo hình thức này khá vất vả bởi thủy chế sông thay đổi theo mùa, mùa khô sông cạn nước, mùa mưa nước đầy chảy xiết, mặt khác nạn cướp đường cũng là mối nguy hiểm không nhỏ. Thời kỳ này các loại gỗ chủ yếu là gỗ gạo, gỗ lát, gỗ soi, xoan, đinh…

Ngày nay gỗ nguyên liệu có chủng loại và nguồn hàng phong phú hơn rất nhiều. Các loại gỗ phổ biến là xoan ta, xoan đào, lim Lào, lim Nam phi, sồi Nga, sồi Mĩ, dổi, gụ, hương đỏ…Mỗi loại gỗ có thể làm ra nhiều sản phẩm khác nhau, song thường phù hợp với một dòng sản phẩm nhất định. Xoan ta vân đẹp, bền, ít mối mọt thường dùng để đóng giường, tủ, kệ sách, kệ ti vi; tần bì màu sắc tươi sáng, dễ chế tác thường dùng để đóng tủ bếp; đinh chun vân đẹp, gỗ có chất lượng tốt thường dùng để đóng sập, phản, trường kỷ…Gỗ nhập khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ Nga, Mĩ, Lào, Campuchia, gỗ trong nước có nguồn gốc từ khắp các vùng trong cả miền. Thông thường các chủ xưởng không trực tiếp nhập khẩu gỗ từ nước ngoài mà mua từ các vùng có truyền tiếng về nghề mộc và đồng kỵ như Bắc Ninh, Hà Tây cũ, các thương buôn gỗ của làng mộc Bích Chu liền kề, hoặc thu gom từ các thôn, xã lân cận. Một số khách hàng còn giao gỗ nguyên liệu cho xưởng thực hiện chế tác để có các mặt hàng như ý muốn, khâu thu mua gỗ nguyên liệu của các đơn

hàng này không do các chủ xưởng đảm nhận.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu gỗ tự nhiên sử dụng làm nguyên liệu theo nguồn cung cấp năm 2014

Nguồn: Hiệp hội nghề mộc xã An Tường

Bên cạnh các loại gỗ tự nhiên, gỗ ép cũng là nguyên liệu phổ biến, ngay tại thôn tính đến năm 2014 cũng có 2 hộ sản xuất mặt hàng này. Tuy nhiên gỗ tự nhiên vẫn hiếm ưu thế vượt trội do đặc thù chuyên môn hóa sản xuất của làng nghề.

Những tuyến đường huyết mạch nối với các vùng cung cấp gỗ nguyên liệu như quốc lộ 1, quốc lộ 2, đường 5, hệ thống đê trung ương liên tục được nâng cấp, cầu Vĩnh Thịnh hoàn thành năm 2014 giúp việc vận chuyển nguyên liệu dễ dàng, thuận tiện. Từ những con đường đất đỏ trơn nhầy nhụa, đất bết vào bánh xe những ngày mưa lội, tới năm 2000 đường toàn thôn được lát gạch, trải bê tông ở giữa. Đến tháng 11 năm 2014, toàn bộ đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa. Rõ ràng, sự phát triển của hệ thống vận tải đường bộ khiến vai trò của đường sông lu mờ, và hỗ trợ mạnh mẽ cho sự vận chuyển nguyên liệu.

2.2.2.3. Công nghệ sản xuất

Trong các mặt hàng thủ công truyền thống có thể nói chế tác đồ mộc là một trong những mặt hàng có quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi nhiều sức người và sự tỉ mỉ nhất.

Trước khi có điện 100% các khâu sản xuất một sản phẩm mộc được thực hiện thủ công, từ các khâu đo dạc, xẻ gỗ đến bào gỗ, ghép mộng, đánh bóng tạo màu sản phẩm...Độ chính xác của sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của người thợ. Năng suất lao động thấp vì hoàn toàn sử dụng sức người, thời gian hoàn thành sản phẩm kéo dài và số lượng sản phẩm hạn chế. Mặt

khác, người thợ chỉ có thể gia công chế tác vào ban ngày là chủ yếu.

Cũng giống như nghề rèn ở Bàn Mạch, nghề mộc có ưu điểm vượt trội về khả năng cơ giới hóa sản xuất so với nhiều nghề thủ công khác như mây tre đan, làm miến, bánh đa hay sơn mài, khắc gỗ. Sự hình thành và phát triển mạng lưới điện quốc gia đã làm thay đổi bộ mặt sản xuất của nhiều làng nghề trong đó có Thủ Độ. Năm 1986 ánh sáng điện đầu tiên về thôn mở ra cơ hội cho việc cơ giới hóa sản xuất sau này. Từ năm 1990 những chiếc máy công nghiệp chạy điện đầu tiên xuất hiện ở Thủ Độ.

Bảng 2.1: Một số loại máy thông dụng trong sản xuất mộc tại thôn

Loại máy xuất hiệnNăm Công dụng

Giá thành (triệu đồng) theo giá hiện

hành Máy xẻ gỗ 1990 Xẻ thân gỗ lớn 40-60 Máy chà 1995 Chà nhám, làm nhẵnbề mặt gỗ 1,2-1,5

Máy bào cầm tay 1995 Bào gỗ 1,5-3

Máy cắt 2004 Cắt gỗ 3-3,5

Máy khoan 1990 Khoan gỗ, bê tông 1,5-3 Máy 3 pha 1995 Cắt gỗ, bào gỗ, đục gỗ,quấn gỗ, soi gỗ 15-20

Máy đục 2000 Đục gỗ 10-15

Máy vanh 2000

Xẻ gỗ thành các thanh có hình khối theo yêu cầu

10-15 Máy phay mộng

(máy liên hoàn) 2005 Tạo mộng ghép 40-60 Máy soi định hình 2005 Tạo các góc cạnh theoyêu cầu 20-30

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả tại làng nghề

Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, số lượng máy móc tăng lên nhanh chóng đặc biệt là sau năm 2000. Hiện nay, 80% khối lượng công việc của làm nghề tại thôn đã được cơ giới hóa, giảm đáng kể sự hao tốn sức lực

của người thợ, độ chính xác trong từng chi tiết sản phẩm cao hơn. So với việc dùng sức người để xẻ gỗ thì chiếc máy xẻ có năng suất gấp 20 lần và độ chính xác cao hơn hẳn. Thay vì bào tay vừa hao tốn sức lực vừa mất nhiều thời gian, sự ra đời của các loại máy chà máy bào cầm tay và các loại máy bào cuốn hỗ trợ người lao động đẩy cao năng suất gấp 10 – 15 lần so với lao động thủ công. Năng suất lao động tăng lên tỉ lệ thuận với số lượng máy móc và thiết bị được trang bị. Các khâu để hoàn thành một sản phẩm mộc vẫn được thực hiện đầy đủ bởi sự tỉ mỉ cần mẫn của người thợ, song đã được máy móc hỗ trợ đáng kể trong việc đẩy nhanh tiến độ lao động. Điều này cho phép nghề mộc tại thôn sản xuất hàng loạt với quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Bảng 2.2: Thống kê số lượng một số loại máy giai đoạn 1990 - 2014

Loại máy Số lượng máy (chiếc)

1990 1995 2000 2005 2010 2014

Máy xẻ gỗ 1 2 2 4 4 5

Máy chà 0 31 103 171 215 276

Máy bào cầm tay 0 30 67 71 110 120

Máy cắt 0 0 0 43 102 127 Máy khoan 14 45 70 94 125 137 Máy 3 pha 0 25 79 97 128 143 Máy đục 0 0 10 25 65 92 Máy vanh 0 0 4 15 27 39 Máy phay mộng

(máy liên hoàn) 0 0 0 1 17 35

Máy soi định hình 0 0 0 3 18 47

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả tại làng nghề

Sự cơ giới hóa ở thôn chủ yếu là được thực hiện cơ giới hóa từng phần. Sự hạn chế về vốn không cho phép các xưởng đặc biệt là các hộ sản xuất nhỏ và trung bình cơ giới hóa đồng bộ. Hầu hết thiết bị máy móc đều đặt hàng trong nước từ các xưởng gia công, tự chế. Một số loại máy có giá thành tương đối cao như máy xẻ gỗ, máy liên hoàn… phần lớn các xưởng nhỏ chưa đủ vốn

đầu tư. Các xưởng lớn ngoài sử dụng máy để sản xuất hàng còn xẻ gỗ thuê cho các xưởng khác khi cần. Để tiết kiệm chi phí máy móc, người thợ sử dụng những loại máy có trước kém hiện đại và rẻ tiền hơn máy liên hoàn và máy soi định hình…song mất nhiều thời gian hơn cho cùng một sản phẩm.

Sự phát triển của kỹ thuật sản xuất giúp nghề phổ biến nhanh hơn. Người mới học nghề không mất quá nhiều thời gian để học các thao tác nghề cơ bản, thời gian học nghề được rút ngắn và cả phụ nữ cũng có thể học được nghề. Theo như những người thợ già kinh nghiệm ở làng, một thợ trẻ nhanh nhẹn trước đây phải mất ít nhất 5 năm cần mẫn mới có thể biết nghề, muốn thành thạo phải mất 7 đến 10 năm, ngày nay chỉ cần khoảng 3 năm để biết chế tác các loại đồ gia dụng cơ bản và 5 năm để thành nghề. Chỉ cần nắm được cách sử dụng các loại máy móc thì cả phụ nữ cũng có thể làm được các thao tác nghề cơ bản.

2.2.2.4. Sản phẩm và tiêu thụ

a. Sản phẩm chủ đạo

Cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi mạnh mẽ và dần hình thành hướng chuyên môn hóa rõ rệt.

Cùng với những biến đổi về lịch sử, hoàn cảnh kinh tế và nhu cầu tiêu dùng và những tiến bộ trong sản xuất, sản phẩm của làng nghề mộc cũng biến đổi nhiều theo thời gian. Những sản phẩm mộc của thủ Độ vừa lưu giữ những nét truyền thống trong kỹ thuật chế tác gỗ có từ lâu đời vừa thay đổi về mẫu mã, cơ cấu sản phẩm để phù hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bảng 2.3: Phân loại cơ sở sản xuất theo sản phẩm chính.

Năm Nội thất truyền thống (1) Nội thất hiện đại (2) Cả (1) và (2) Ván ép Gỗ thành khí Tổng số 1986 9 16 0 0 0 25 1990 9 20 2 0 1 32 1995 7 32 6 0 3 48

2000 8 54 6 2 4 74

2005 9 69 6 2 4 90

2010 9 98 7 2 4 120

2014 9 112 7 2 5 135

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả tại làng nghề

Tỉ lệ các cơ sở sản xuất tỉ lệ thuận với khối lượng hàng hóa sản xuất ra mỗi năm tại thôn, cho thấy cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ số hộ tham gia sản xuất các mặt hàng nội thất hiện đại như giường, tủ bếp câu thang, ốp trần, lát sàn, tủ, kệ… tăng ổn định qua các năm, trong khi tỉ lệ hộ sản xuất đồ mộc truyền thống có xu hướng giảm rõ rệt trong cơ cấu. Điều này có thể lý giải bởi sự thay đổi của nền kinh tế, nhu cầu thị trường, những tiến bộ trong cơ giới hóa sản xuất… theo từng thời kỳ.

Bảng 2.4: Một số sản phẩm mộc chủ yếu của thôn giai đoạn 2005 – 2014

Năm 2005 2010 2014

Nội thất hiện đại

Giường các loại (chiếc) 3200 5700 10500 Bàn ghế các loại (bộ) 800 1350 2600 Tủ các loại (chiếc) 1300 2100 2800 Giá sách, kệ (chiếc) 680 850 1650 Cầu thang (bộ) 500 820 1020 Ốp trần, tường, sàn (bộ) 400 570 820 Nội thất truyền thống Sập(chiếc) 87 102 111 Trường kỷ(bộ) 45 110 97 Phản (chiếc) 87 72 98 Đồ thờ (bộ) 172 214 242

Nguồn: Hiệp hội nghề mộc xã An Tường

- Khi các cơ sở sản xuất chưa đủ điều kiện để phát triển ngay tại thôn làng, những sản phẩm chủ yếu của người thợ mộc Thủ Độ chủ yếu là phần mộc của các ngồi nhà, các công trình tôn giáo, các đồ nội thất đắt tiền như sập, trường, …đồ gia dụng phổ thông như bàn, ghế, giường, tủ, trạn bát… (chủ yếu là làm cho các gia đình khá giả trên khắp miền Bắc). Cũng chính nhờ điều này mà

tay nghề và các sản phẩm mộc của Thủ Độ sớm được biết đến ở khắp vùng châu thổ, tạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường sau này.

- Trong thời kỳ bao cấp hợp tác xã Tân lập của Thủ Độ sản xuất tập trung theo các đơn đặt hàng của nhà nước chủ yếu là ghế ba nan, giường mô đét, tủ hai buồng, tủ lệch, bàn ghế xa lông…Nhìn chung thời kỳ này các loại hình sản phẩm mộc của Thủ Độ đơn giản do sự hạn chế của thị trường, nguồn gỗ, kỹ thuật sản xuất. Mô hình sản xuất tập trung chưa khuyến khích được nghề mộc phát huy hết tiềm năng. Một số hộ có vốn, giỏi nghề đã bắt đầu có xu hướng tách ra khỏi sản xuất tập trung, mua gỗ từ vùng trung du miền núi phía bắc vận chuyển theo đường sông, đóng các sản phẩm có giá trị và đòi hỏi tay nghề cao hơn như trường kỷ, sập, giường tứ quý bán cho các hộ gia đình khá giả

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44 - 67)