Giải pháp về không gian và môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 90)

Những vấn đề về môi trường và không gian sống, sản xuất không thể giải quyết dứt điểm nếu không có sự chung tay hợp tác của người dân và chính quyền. Chừng nào không gian sản xuất còn gắn liền với nơi ở thì có nghĩa là cuộc sống của người dân còn gắn liền với ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Cách mở rộng không gian đơn lẻ của từng hộ không thể cải thiện được những vẫn đề này, rõ ràng cần có quy hoạch đầy đủ cho toàn bộ diện tích đất trong thôn. Giải pháp quy hoạch CCN làng nghề mộc mà UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề ra chưa đủ mạnh, bằng chứng là các chủ cơ sở sản xuất không hề mặn mà với đề án này. Chính quyền cần có những chính sách có sức thu hút

chủ hộ và các nhà đầu tư tới nơi sản xuất mới đủ sức thuyết phục để tách các lán xưởng ra khỏi nơi ở.

Một điểm quy hoạch bãi rác sinh hoạt là rất cấp thiết vào thời điểm hiện tại mà chính quyền xã hoàn toàn có khả năng làm được vào thời điểm hiện tại nếu không muốn cả nguồn nước cũng chịu ảnh hưởng từ rác thải sinh hoạt về lâu về dài.

Bản thân người dân cũng có thể tự cải thiện môi trường sống của mình bằng các cách ngắn hạn hơn như tận dụng đất trống có thể trồng cây xanh, đầu tư áp dụng các loại máy móc thiết bị chống rung, chống ồn để có một bầu không khí dễ chịu và ít tiếng ồn hơn. Nguồn nước ăn cần được che chắn để tránh khỏi tác hại của các loại bụi gỗ vốn đã là thành phần lâu dài trong không khí làng nghề.

Tiểu kết chương III

1. Sự phát triển làng nghề đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội của thôn.Tuy nhiên, song hành với những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Về kinh tế những khó khăn về nguồn vốn và mở rộng thị trường là những vấn đề nan giải nhất trong quá trình phát triển làng nghề tại thôn. Hơn 50% số CSSX của làng nghề gặp khó khăn về vốn, chủ yếu là các CSSX hộ trung bình và nhỏ, hơn 80% CSSX có nhu cầu vay thêm vốn. Các cấp chính quyền chưa có một nguồn vốn vay hỗ trợ riêng nào cho việc phát triển làng nghề, vay lãi tư nhân hoặc ngân hàng có lãi suất tương đối cao. Các tiểu chủ với trình độ học vấn hạn chế chưa có đề án kinh doanh đủ thuyết phục hoặc không có tài sản thế chấp đủ lớn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn. Vốn chủ yếu huy động trong nội vùng dân cư chưa đủ mạnh để cơ giới hóa đồng bộ và mở rộng sản xuất, ứng phó trước những tai biến kinh doanh.

Mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Do sự phân công lao động theo khả năng sản xuất và sự xuất hiện của những bộ phận trung gian, CSSX hộ trung bình và nhỏ dễ bị lệ thuộc vào đơn hàng phân nhánh của các hộ lớn và các DNTN, thiếu chủ động về mặt thị trường. Thiếu hiểu biết về hạn ngạch, quy định, và thông tin về thị trường nước ngoài khiến các mặt hàng của làng nghề khó vươn ra khỏi thị trường trong nước.

Các vấn đề về xã hội ở làng nghề như: Trình độ học vấn hạn chế, cơ cấu nghề nghiệp đơn điệu, kết hôn sớm ở nữ giới tồn tại như một vòng luẩn quẩn khó thay đổi bởi nhiều nguyên nhân xuất phát từ tập quán, phong tục, đặc trưng sản xuất của làng nghề…đã tồn tại từ lâu. Song song với các vấn đề về xã hội làng nghề cũng đang gặp phải vấn đề nan giải về không gian sản xuất và ô nhiễm môi trường.

cấp chính quyền xã, huyện, tỉnh và người dân. Đối với các vấn đề về kinh tế, các cấp chính quyền có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ vốn vay, định hướng thị trường, tạo cơ chế thông thoáng hơn cho người dân tiếp cận nguồn vốn và ra nhập vào CCN làng nghề. Đối với các vấn đề về xã hội môi trường, cần hai phía chính quyền và chủ các CSSX chủ động hợp tác giải quyết.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 90)