Cơ cấu hệ thống đãi ngộ trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Ollin. (Trang 35 - 37)

a) Đãi ngộ vật chất

Đãi ngộ vật chất là động lực quan trọng và hữu hình để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả, trách nhiệm hơn.

Tiền lương: là tiền bồi thường (hoặc thù lao, chi phí nhân sự, phí lao động)

do người sử dụng lao động trả cho một nhân viên để đổi lấy cơng việc được hồn thành. Khoản tiền lương có thể được tính như một số tiền cố định cho mỗi cơng việc được hồn thành (mức lương công việc hoặc tỷ lệ phần trăm), hoặc theo trả theo giờ hoặc theo ngày (lao động tiền lương), hoặc dựa trên số lượng cơng việc có thể đo dễ dàng [5, tr.23].

Phụ cấp: là những khoản thu nhập thêm nhằm mục đích đền bù cho các

cơng việc chịu thiệt thịi hoặc địi hỏi trách nhiệm lớn.

Thưởng: thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm tái khẳng

định nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Phúc lợi: là các khoản tối thiểu mà các doanh nghiệp, tổ chức phải đảm bảo cho người lao động theo yêu cầu của pháp luật. Tại Việt Nam, các phúc lợi bắt buộc bao gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.

b) Đãi ngộ tinh thần

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu được thoả mãn về tinh thần của mọi người dân đều tăng lên, nhất là với những người lao động bởi xã hội hiện đại cho răng bên cạnh việc kiếm tiền và làm ra của cải thì sức khoẻ tinh thần cũng rất quan trọng. Các biện pháp khuyến khích tinh thần người lao động thường được các doanh nghiệp áp dụng là:

Tạo cơ hội thăng tiến: đây là cách kích lệ tinh thần làm việc đồng thời cũng khuyến khích tinh thần trách nhiệm và ý chí phấn đấu trong cơng việc của người lao động. Theo đó, sau một thời gian cống hiến cho doanh nghiệp, người lao động sẽ được xem xét, cất nhắc lên một vị trí cao hơn với mức lương xứng đáng.

Tạo điều kiện làm việc thoải mái, thuận lợi: doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc vừa đảm bảo sức khoẻ, vừa tạo tâm lý vui tươi cho người lao động bằng cách áp dụng thời gian làm việc linh động, giảm bớt khoảng cách cấp trên và cấp dưới, tránh việc phân biệt đối xử trong các chính sách đãi ngộ, tổ chức các sự kiện định kỳ như liên hoan, văn nghệ, du lịch và quan tâm động viên cấp dưới.

Cơng việc thú vị: bố trí cơng việc phù hợp với năng lực và nguyện vọng của người lao động; bồi dưỡng tài năng tiềm ẩn đồng thời kịp thời sửa chữa những khuyết điểm, sai sót của nhân viên; tạo điều kiện nâng cao trình độ cho nhân viên.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nhân lực

Bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp cũng đều chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ quan - xuất phát từ bản thân doanh nghiệp và khách quan - tác động từ các nhân tố bên ngoài. Dưới đây là sơ đồ cung cấp tổng quát nhất về sự tác động của các nhân tố tới hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp.

_ Lực lượng lao động _ Quy định pháp lý _ Nền kinh tế _ Cơng đồn _ Cổ đông _ Đối thủ cạnh tranh Thoả ước lao động Sứ mạng

Văn hố Chính sách Cổ đơng, Cơng đồn _ Xã hội _ Văn hố _ Khách hàng _ Cơng nghệ Quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Ollin. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w