Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh và thiết kế biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vĩnh Cường (Trang 70)

- Trong đó: Giá vốn

Bảng 2.12: Bảng các giá trị chỉ tiêu sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu

1.10 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh

Bảng 2.18 : Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2010 +/-So sánh %

Hiệu quả sử dụng lao động

Năng suất lao động bq 1.000

đ/người 890.239,48 650.250,17 239.989,31 36,91

Năng suất lao động trực tiếp đ/người1.000 3.888.940,90 2.666.025,70 1.222.915,20 45,87 Năng suất lao động gián tiếp 1.000

đ/người 1.273.963,40 952.152,04 321.811,36 33,80

Doanh lợi tổng lao động 1.000

đ/người 50.963,27 43.423,89 7.539,38 17,36

Doanh lợi lao động trực tiếp đ/người1.000 222.629,00 178.037,95 44.591,05 25,05 Doanh lợi lao động gián tiếp đ/người1.000 72.930,19 63.584,98 9.345,21 14,70

Hiệu quả sử dụng chi phí

Năng suất tổng chi phí (SC) - 1,08 1,09 -0,01 -0,50

Năng suất giá vốn hàng bán - 1,37 1,22 0,15 11,92

Năng suất chi phí bán hàng - 29,13 98,34 -69,21 -70,38

Năng suất quản lý DN - 10,79 42,15 -31,35 -74,39

Năng suất chi phí tài chính - 15,62 15,35 0,27 1,77

Doanh lợi tổng chi phí (Rc) % 6,20 7,27 -1,07 -14,71

Doanh lợi giá vốn hàng bán % 7,81 8,14 -0,33 -4,06

Doanh lợi chi phí bán hàng % 166,77 656,73 -489,96 -74,61

Doanh lợi chi phí QLDN % 61,78 281,45 -219,67 -78,05

Doanh lợi chi phí tài chính % 89,42 102,49 -13,07 -12,76

Hiệu quả sử dụng Tài sản và vốn chủ sở hữu Năng suất tổng tài sản

(SOA) - 1,42 1,20 0,21 17,64

Năng suất TSNH - 15,34 14,43 0,91 6,27

Năng suất hàng tồn kho - 2,54 1,36 1,18 86,81

Năng suất các khoản phải thu

ngắn hạn - 7,07 4,53 2,53 55,87

Năng suất TSDH - 1,56 1,31 0,25 18,80

Doanh lợi vốn chủ sở hữu - 0,31 0,49 -0,18 -36,76

Doanh lợi tổng tài sản - 0,0810 0,0803 0,0007 0,85

Doanh lợi TSNH - 0,88 0,96 -0,09 -8,90

Doanh lợi TSDH - 0,089 0,088 0,002 1,84

L (TTSbq/VCSHbq) - 3,82 6,09 -2,27 -37,29

Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2010 +/-So sánh %

ROA = SOA x ROS 8,10 8,04 0,07 0,85

ROE = ROA x L 30,93 48,91 -17,98 -36,76

ROE=ROS x ROA x L 177,09 326,60 -149,51 -45,78

(Nguồn: Tổng hợp các bảng trên)

Về nguồn lao động:

Tình hình lao động và phân bổ lao động của Công ty là đã tương đối ổn định và hợp lý. Song giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cần có sự sắp xếp lại cho phù hợp và tiết kiệm hơn. Tránh lãng phí dư thừa, làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp dẫn tới giảm lợi nhuận. Cần tạo động lực làm việc hơn nữa để tăng sự nhiệt huyết của nhân viên với công việc, nhằm tăng năng suất lao động. Công ty cần xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng để nhân viên có thể phát huy nội lực bản thân và hạn chế sức ì nội tại.

Về tài sản và nguồn vốn

Tổng tài sản tăng lên, năng suất tài sản cũng tăng lên song còn rất thấp 0,21 đồng/đồng, tương đương 17,64%. Qua bảng trên cũng như qua quá trình phân tích cho thấy tín hiệu mừng là năm 2011 vừa qua Công ty đã tận dụng được nguồn vốn lưu động khá tốt từ chỉ tiêu hàng tồn kho và chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn với những con số lần lượt là 86,81% và 55,87%. Đây là hai chỉ tiêu mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay và đang được Chính phủ khuyến khích xả hàng tồn kho tránh lưu đọng vốn, nhưng cũng không phải là bán lỗ để lấy vốn ra. Ngoài ra, 2 chỉ tiêu trên còn cho thấy, Công ty không để đối tác chiếm dụng nguồn vốn lưu động của mình.

Nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 có tăng so với năm 2010 song không cao, làm cho doanh lợi bị giảm đi do phần lợi nhuận tăng yếu sức. Công ty cần thắt chặt hơn về chi phí, để không lãng phí phần doanh thu.

Về doanh thu

Doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 38,58% song do chi phí tăng cao nên lợi nhuận Công ty có được chỉ đạt 18,79%.

Một số hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng

- Chính sách sản phẩm: với phân khúc hàng giá thấp – trung bình chiếm ưu thế. Công ty còn hạn chế trong phân khúc hàng cao cấp, cũng như về phần chất lượng ở khúc cao này chưa ổn định, chưa có quy chuẩn chặt chẽ, chưa tạo cho mình chế độ bảo hành riêng, nên khi sản phẩm bán ra chậm, hàng

của Công ty.

- Chính sách giá: đã có sự phân cấp song còn trồng chéo, chưa tạo ra một sân chơi cho các nhà bán lẻ thật sự lành mạnh.

- Chính sách phân phối: Còn có sự độc quyền cho một số đại lý, chưa tạo sức ép cạnh tranh để các đại lý cấp 2 có thể phát huy nội lực.

- Chính sách quảng cáo, xúc tiến bán còn nghèo nàn, chưa chuyên nghiệp, không có kế hoạch truyền thông cụ thể, chưa có những chiến dịch quảng cáo đồng bộ, để thu hút sự chú ý của khách hàng. Các chế độ khuyến mại chưa được áp dụng rộng khắp, đồng đều.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh và thiết kế biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vĩnh Cường (Trang 70)