Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 1Phân tích chi tiết biến động của doanh thu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh và thiết kế biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vĩnh Cường (Trang 64)

- Trong đó: Giá vốn

1.8Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 1Phân tích chi tiết biến động của doanh thu

Bảng 2.12: Bảng các giá trị chỉ tiêu sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu

1.8Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 1Phân tích chi tiết biến động của doanh thu

Bảng 2.15 Doanh thu phân theo khu vực địa lý

Đơn vị tính: 1.000 đồng.

Chỉ tiêu Doanh thu Tăng giảm

2011 % 2010 % 2009 % 2010/2009 2011/2010 Tây bắc 8.406.098,17 11,38 6.622.407,84 12,42 3.126.049,58 18,12 211,85 126,93 Đông bắc 16.679.235,21 22,58 10.813.400,24 20,28 3.077.391,08 17,84 351,38 154,25 Thanh Hóa - Nghệ An 30.492.419,38 41,28 25.444.549,28 47,72 8.390.657,34 48,63 303,25 119,84 Hà Nội 18.289.542,24 24,76 10.440.156,64 19,58 2.660.688,00 15,42 392,39 175,18 Tổng cộng: 73.867.295 100 53.320.514 100 17.254.786,00 100 1.258,86 576,20

(Nguồn: Phòng Marketing & Kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, Khu vực Thanh Hóa – Nghệ An là khu vực tiềm năng, tiêu thụ phần lớn sản lượng Công ty bán ra qua 3 năm 2009/2010/2011: 48,63%/ 47,72%/41,28%. Tuy có sụt giảm nhưng do tình hình thị trường sụt giảm chung cụ thể ở các khu vực như: Khu vực Tây Bắc giảm dần qua 3 năm 2009/2010/2011: 18,12%/ 12,42%/11,38%.

Ngược lại, với 2 khu vực trên thì ở 2 thị trường Đông Bắc và Hà Nội lại có xu hướng tăng qua 3 năm. Một phần do tình hình kinh tế năm 2009 đã ấm dần lên sau cuộc suy thoái năm 2008, nên tình hình tiêu thụ lại có phần đi lên đặc biệt với khu vực trung tâm như Hà Nội với các trung tâm thương mại và các siêu thị lớn luôn có chương trình khuyến mãi và sự hỗ trợ giảm giá cho hàng tiêu dùng Việt Nam của nhà nước phần nào đã kéo dần sức mua của người tiêu dùng lên, cụ thể: năm 2009/2010/2011: 15,42%/ 19,58%/24,76%. Với khu vực Đông Bắc: năm 2009/2010/2011: 17,84%/20,28%/ 22,58%. Với đặc điểm là khu vực giáp với biên giới Trung Quốc cung cấp các mặt hàng với giá rẻ, nhưng những năm gần đây người tiêu dùng có phần hướng về hàng Việt Nam nhiều hơn, do đó đã kéo dần sức mua tăng lên.

Bảng 2.16: Doanh thu bán hàng theo sản phẩm

Đơn vị tính: 1.000 đồng.

2011 % 2010 % 2009 % 2010/2009 2011/2010

Gia dụng 31.600.428,80 42,78 20.419.624,04 38,30 4.737.991,69 27,46 430,98 154,76 Điện tử 23.089.439,07 31,26 22.963.012,56 43,07 10.155.476,85 58,86 226,11 100,55 Âm thanh 19.177.427,13 25,96 9.937.877,40 18,64 2.361.317,46 13,69 420,86 192,97

Tổng cộng 73.867.295,00 100 53.320.514,00 100 17.254.786,00 100 1.077,95 448,28

(Nguồn: Phòng Marketing & Kinh doanh)

Qua bảng 2.17 cho thấy doanh thu bán hàng của Công ty được tăng dần lên qua 3 năm. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, kinh tế đã dần ấm lên và nhu cầu mua sắm cũng tăng dần lên, với mặt hàng điện tử có phần bão hòa nên giảm đi đáng kể, cụ thể: năm 2009/2010/2011 : 58,86%/43,07%/31,26%. Bên cạnh sự sụt giảm của mặt hàng điện tử lại là sự lên ngôi của mặt hàng gia dụng, và cùng đi theo với mặt hàng gia dụng là mặt hàng âm thanh đã được người tiêu dùng hướng đến với sự tiện ích của giải trí. Cụ thể, với hàng gia dụng: năm 2009: 27,46%; năm 2010: 38,30%; năm 2011: 42,78%. Với mặt hàng âm thanh: năm 2009: 13,69%; năm 2010: 18,64%; năm 2011:25,96% trên tổng doanh thu qua các năm.

Bảng 2.17 Doanh thu bán hàng theo giá trị

Đơn vị tính: 1.000 đồng.

Chỉ tiêu Doanh thu Tăng giảm

2011 % 2010 % 2009 % 2010/2009 2011/2010

Thấp 20.008.434,20 27,09 19.179.922,09 35,97 8.527.832,88 49,42 224,91 104,32 Trung 35.189.640,67 47,64 19.977.063,78 37,47 5.993.622,46 34,74 333,31 176,15 Cao 18.669.220,14 25,27 14.163.528,13 26,56 2.733.330,65 15,84 518,18 131,81

Tổng cộng: 73.867.295,00 100 53.320.514,00 100 17.254.786,00 100 1.076,39 412,28

(Nguồn: Phòng Marketing & Kinh doanh)

Bảng 2.17 cho thấy doanh thu của Công ty qua 3 năm thu được qua các giá trị của sản phẩm từ phân khúc thị trường thấp đến cao. Cụ thể với phân khúc thị trường thấp giảm dần như sau: năm 2009: 49,42%; năm 2010: 35,97%; năm 2011: 27,09%. Số liệu này cho Công ty phần nào thấy được sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì thị trường đang dần phục hồi và người tiêu dùng đang hướng đến hai thị trường còn lại.

Với khúc thị trường trung: với các hàng hóa đắt hơn, vừa tiền nhưng có phần ưng ý hơn đã chiếm được lòng người tiêu dùng Việt Nam vốn còn khá dè dặt với các mặt hàng xa xỉ thì đây là khúc thị trường cho thấy sự thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng thông minh, cụ thể: năm 2009: 34,74%; năm 2010: 37,47%; năm 2011: 47,64% trên tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm.

Khúc thị trường cao: cũng do phần ổn định của kinh tế mà sự chi tiêu có phần mạnh dạn hơn và thể hiện cụ thể qua 3 năm như sau: năm 2009: 15,84%; năm 2010: 26,56%; năm 2011: 25,27%. Khúc thị trường cao tuy có tăng nhưng lại có sụt giảm nhỏ năm 2011, do ảnh hưởng một phần khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh và thiết kế biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vĩnh Cường (Trang 64)