Kinh nghiệm của TP.HCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 34 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1 Kinh nghiệm của TP.HCM

Thành phơ Hồ Chí Minh được chia thành 24 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 19 quận huyện và 05 huyện; Và 322 đơn vị hành chính câp xã. Trong đó có 2259 phường, 05 thị trấn và 58 xã. NSĐP của TP.HCM được phân chia thành 3 cấp: NS cấp tỉnh(Thành phố), Ngân sách cấp huyện, Ngân sách cấp xã.

Trong năm 2015 ngành tài chính thành phố đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách năm 2015 với số thu ngân sách thực hiện là 279.158 tỷ đồng, đạt 105,04% dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do ngành thuế thành phố tăng cường các biện pháp để quản lý nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; đồng thời tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế để tạo điều kiện giúp đỡ các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Sở Tài chính, cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc đã tập trung thực hiện cải cách hành chính; nâng cao năng lực bộ máy; tinh thần trách nhiệm của cán bộ tài chính; xử lý nghiêm cán bộ vơ cảm, thiếu trách nhiệm, vịi vĩnh, tiêu cực; thực hiện thường xuyên, công khai, minh bạch, cơng bằng, tạo lịng tin, sự thiện cảm của người dân, của doanh nghiệp ngày càng lớn.

Ủy ban Nhân dân các quận huyện đã giữ vai trò quan trọng trong điều hành, chỉ đạo quản lý thực hiện nhiệm vụ ngân sách; cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác thu tại Chi cục Thuế; điều hành ngân sách tại địa phương. Đồng thời, khai thác các nguồn thu trên địa bàn; vốn xã hội hóa; tập trung đơn đốc, đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước qua xử lý, sắp xếp…

TP.HCM phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi như sau:

- Phân cấp nguồn thu: Hưởng 100%, phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu phạt vi phạm hành chính theo phân cấp; thu khác ngân sách; Thu viện trợ khơng hồn lại

của các tổ chức; cá nhân nước ngồi; Đóng góp tự nguyện ở trong và ngồi nước; đóng góp xây dựng kết cầu hạ tầng.

- Phân cấp nhiệm vụ chi: Hiện nay TP.HCM thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các xã, phường, thị trấn.

+ Chi thường xuyên: Quản lý Hành chính, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam UBMTTQ, các tổ chức chính trị xã hội , chi sự nghiệp kinh tế, văn hoá, thề dục thể thao…

+ Kinh phí tự chủ: Sau khi sắp xếp bộ máy biên chế và các khoản chi quản lý hành chính, nếu tiết kiệm thì được phép chi bổ sung tăng thu nhập và trích lập các quỹ theo quy định ban hành.

Có 3 phương thức mà TP.HCM áp dụng để đem lại nhiều mặt tích cực trong quản lý ngân sách của Thành phố như sau:

- Thứ nhất, đầu tư hoàn toàn từ vốn ngân sách và tuỳ cơng trình mà thành phố bỏ vốn ra để làm. Cụ thể, những cơng trình có qui mơ lớn thì vay của tổ chức nước ngoài và ngân sách sẽ trả lại sau. Cơng trình có qui mơ vừa thì bỏ vốn ngân sách ra đầu tư, hoặc để DN bỏ tiền ra làm trước và ngân sách trả lại sau.

- Thứ hai, Nhà nước và người dân cùng đầu tư (những cơng trình nhỏ)

- Thức ba, DN bỏ tiền ra đầu tư, sau đó cho họ kinh doanh thu tiền để thu hồi vốn đầu tư.

Có thể nói, TP.HCM là địa phương ln hồn thành và vượt kế hoạch nhiệm vụ ngân sách được trung ương giao hàng năm, TP.HCM sẵn sàng tạo mọi điều kiện trong việc chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành ngân sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)