Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 60 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA

2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Trong những năm gần đây, các đạo luật được Quốc hội ban hành như Luật NSNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phịng chống tham nhũng, Luật xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu… đã có tác động mạnh mẽ đến cơng tác quản lý tài chính – ngân sách. Bên cạnh đó, vai trị giám sát của HĐND các cấp, sự quản lý, điều hành sát sao của các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực tài chính – ngân sách. Trong đó vấn đề về quản lý NSNN Nhà nước được nâng cao.

Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND tỉnh, trong những năm qua tỉnh Đồng Nam đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu ngân sách.Về cơ bản tỉnh ln hồn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính để tỉnh hồn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các ghị quyết về phát triển KT-XH của tỉnh.

Công tác quản lý, điều hành NSNN được chặt chẽ hơn và đang dần đi vào nếp. Việc quản lý NS cấp tỉnh qua hệ thống KBNN đã góp phần làm cho NS của tỉnh lành mạnh, được quản lý chặt chẽ và thống nhất hơn. Cơ quan quản lý nhà nước như: Tài chính, KBNN đã có điều kiện tham gia vào việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chỉ đạo q trình lập, chấp hành quyết tốn NS cấp tỉnh

Công tác thanh tra, kiểm tra NS địa phương bắt đầu được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Phần lớn các địa phương đã thành lập ban thanh tra nhân dân và ngày càng hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân. Chính quyền địa phương đã nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành NSNN như một cấp NS hoàn chỉnh theo luật NSNN. Từ đó, chủ động trong việc quản lý, điều hành NS một cách có hiệu quả hơn.

Theo báo cáo đánh giá cơng tác, nhiệm vụ tài chính – NSNN đến năm 2015 đã đạt được những kết quả tích cực, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác điều hành thu, chi NSNN đã chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm, giữ vững cân đối ngân sách; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Đến ngày 28/12/2015, thu cân đối NSNN đạt xấp xỉ 957 nghìn tỷ đồng, đạt 105% dự toán, bằng 103,1% số ước thu cả năm đã báo Quốc hội; thu dầu thơ đạt 73,1% dự tốn, bằng 111,4% số báo cáo Quốc hội; thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 98,2% dự toán và số báo cáo Quốc hội. Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự tốn được giao.

Về cơng tác xây dựng thể chế và cải cách thủ tục hành chính năm 2015 đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, đảm bảo số lượng, chất lượng, thời hạn; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, cơ quan Thuế đã rà sốt, chuẩn hóa 70 quy trình, quy chế, cắt giảm 63 thủ tục, thay thế 128 thủ tục, bãi bỏ 84 thủ tục, đề xuất phương án đơn giản hóa 11 thủ tục. Tính chung bình năm 2015 đã giảm thêm được 50 giờ nộp thuế đưa tổng số giờ nộp thuế xuống còn 117 giờ, vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 19/NQ- CP là 121,5 giờ. Mở rộng áp dụng kê khai, nộp thuế điện tử trên phạm vi cả nước, tính đến 30/10/2015, đã thực hiện khai thuế qua mạng đối với 98,95% số doanh nghiệp đang thuộc diện quản lý thuế nội địa; triển khai hải quan điện tử tại 100% cục và chi cục hải quan địa phương, chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia

và kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN từ tháng 9/2015. Những nỗ lực cải cách trong quản lý hành chính thuế, hải quan đã được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Ngồi ra, theo đánh giá của Bộ Tài chính, năm 2015 đã tăng cường quản lý thị trường, giá cả, góp phần kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2015 tăng 0,6% so với tháng 12/2014 (mức thấp kỷ lục trong vòng 14 năm qua). Quản lý nợ cơng chủ động, tích cực; từng bước tái cơ cấu nợ, hướng tới bền vững; thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Với kết quả thực hiện đến năm 2015, cơng tác tài chính - NSNN cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về phát triển KT-XH, góp phần tích cực phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, do việc cắt giảm nhanh chính sách thu, cùng với áp lực tăng chi lớn, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn; bội chi NSNN phải duy trì ở mức cao, dư nợ cơng tăng nhanh, địi hỏi có giải pháp phù hợp để giảm dần trong giai đoạn tới.

Đổi mới công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thể hiện việc quản lý nguồn NS chặt chẽ, tiết kiệm hiệu quả và đáp ứng nhu cầu phát triển KT- KH của địa phương. Nâng cao tính tự chủ, chịu trách nhiệm về công tác quản lý NSNN của cấp chính quyền địa phương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý ngân sách nhằm ngăn ngừa sai phạm, đảm bảo tính trung thực và hiệu quả trong quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)