Những bài học rút ra cho việc đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4 Những bài học rút ra cho việc đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước

nhà nước

TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu là những tỉnh thành đi đầu cả nước về mọi lĩnh vực kinh tế, du lịch có tốc độ tăng trưởng cao trong vùng Đông Nam Bộ. Để đạt được những thành tựu trên là nhờ chính quyền và nhân của của tỉnh này biết phát huy thế mạnh, tinh thần đồn kết, và có nhiều chính sách hợp lý cho thời kỳ đổi mới.

Từ thực tiễn của TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng Nai có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau, vận dụng để nâng cao, đổi mới công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh.

Một là: Để bảo đảm triển khai việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cần

ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về mục tiêu, cách thức, biện pháp thực hiện. Việc quy định rõ, minh bạch các cơ chế, giải pháp, biện pháp trong quản lý, sử dụng các nguồn lực trong khu vực nhà nước (NSNN, vốn, tài sản, lao động...), nguồn lực của các doanh nghiệp cũng như các nguồn tài nguyên làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hai là: Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình

ngân sách từ khâu lập dự toán phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu ngân sách; đồng thời thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung của bảng dự toán và phải chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Việc ban hành đồng bộ, đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ, chuẩn mực hợp lý, đầy đủ cho từng ngành, lĩnh vực và thường xuyên thực hiện rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tế biến động của thị trường, sự phát triển khoa học kỹ thuật và

công nghệ được coi là xương sống bảo đảm việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, là cơ sở để thực hiện kiểm soát, xử lý hành vi gây lãng phí.

Ba là: Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở

cấp địa phương, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa: Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách chỉ có thể đạt được mục tiêu mong muốn nếu được gắn liền với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương. Tăng cường tính minh bạch, cơng khai trong quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý ngân sách. Tăng cường trách nhiệm giải trình của mỗi cấp chính quyền trong quản lý ngân sách không chỉ với cấp trên mà trước hết là với trước hội đồng nhân dân và người dân ở địa phương.

Bốn là: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được xác định rõ về mục

tiêu, chỉ tiêu và có chương trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này không những giúp cho việc định lượng mức độ tiết kiệm so với định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà còn tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa tình trạng thất thốt, lãng phí.

Việc ban hành các chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu, định mức, chế độ tiết kiệm, phải có các giải pháp, chính sách hỗ trợ, khen thưởng, khuyến khích nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Năm là: Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và điều

hành hoạt động chi tiêu NSNN giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thơng tin liên quan đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NSNN.

Tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của tỉnh trong công tác thu ngân sách.

Coi việc thực hiện cơng khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả cơng tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ cơng chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, các tỉnh và đơn vị trong tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh cịn cần có một hệ thống khn khổ pháp lý tiên tiến, hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ cán bộ quản lý tư duy và trình độ đủ để tiếp cận phương thức đổi mới.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Gồm những nội dung chính sau:

- Làm rõ được các khái niệm về quản lý thu, chi NSNN nói chung và đặc điềm của NSNN cấp tỉnh nói riêng.

- Khẳng định được vai trò quan trọng của quản lý thu, chi NSNN đối với sự phát triển KT-XH và Thị trường.

- Trình bầy được một số lý thuyết hiện đại và quan điểm về quản lý ngân sách và đổi mới công tác quản lý ngân sách.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác quản lý ngân sách, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Nai.

Đây là khung lý luận để phân tích thực trạng và đề ra giải pháp cho Đổi mới công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

------

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)