7. Kết cấu của luận văn
1.3.2 Kinh nghiệm của Tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngồi, có tốc độ tăng trưởng khá cao về công nghiệp so với cả nước. Trong nhiều năm qua Bình Dương có nhiều chính sách thay đồi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phân cấp nguồn thu: Các nguồn thu của ngân sách địa phương hưởng 100%; Thuế mơn bài khu vực kinh tế ngồi quốc doanh thu từ cá nhân hộ kinh doanh và thuế khoán thu; thuế nhà đất được hưởng từ 85 đến 90% thuế nhà đất; lệ phí trước bạ nhà, đất hưởng 70% lệ phí trước bạ; Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách; các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hóa, xã hội phát sinh trên địa bàn; các khoản thu đóng góp của các tổ chức cá nhân và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Phân cấp nhiệm vụ chi:
- Chi đầu tư phát triển: Đầu tư, xây dựng và sửa chữa các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Chi thường xuyên: Chi hoạt động về sự nghiệp kinh tế, văn hóa thơng tin, thể dục thể thao, chi quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý, chi hoạt động quản lý Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, hoạt động của các tổ chứ xã hội – chính trị.
Việc phân cấp nguồn thu, tỉnh Bình Dương đã thực hiện phân cấp mạnh mẽ. Tạo điều kiện phát triển đều. Và phân cấp đầy đủ nhiệm vụ chi, thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý ngân sách.
Để đạt được mục tiêu và phương thức trên, tỉnh sẽ thực hiện các nhóm giải pháp tăng cường quản lý, chống thất thu, tổ chức thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Cùng với việc tập trung thu hồi số thuế nợ đọng từ các năm trước, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi, tỉnh sẽ quản lý chặt chẽ các khoản chi đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm và hiệu quả.
Việc phân cấp quản lý ngân sách đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tính tích cực cho cấp huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn trong việc chủ động khai khác nguồn thu trên địa bàn để tăng thu ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi của địa phương, hạn chế tối đa việc ỷ lại vào trợ cấp của ngân sách cấp trên.
Nhờ đó, việc quản lý và điều hành ngân sách các cấp có nhiều tiến bộ; các khoản thu, nhiệm vụ chi năm sau luôn cao hơn năm trước; trình độ chun mơn nghiệp vụ quản lý tài chính ngân sách từng bước được nâng lên, xây dựng ngân sách các cấp lành mạnh; sử dụng vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm và hiệu quả, tăng dần tích luỹ để đầu tư phát triển các cơng trình hạ tầng cơ sở, bảo đảm nhiệm vụ quốc phịng, an ninh và trật tự an tồn xã hội của địa phương
Ngành thuế tỉnh tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo quy định của pháp luật; cùng với đó tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế và kiên quyết xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Ngành cũng quản lý chi NSNN theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ, đúng quy định...