Những quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 78 - 83)

2.3.3 .2Về quản lý chi NSNN

3.2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ

3.2.1 Những quan điểm cơ bản

Công khai, minh bạch thu chi NSNN để tăng cường tính cơng khai, minh bạch thu, chi NSNN của các cấp chính quyền địa phương, cần chú trọng một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thông tin cần được công bố rộng rãi: Công chúng phải được tiếp cận với các thông tin NSNN không chỉ với năm ngân sách quyết toán mà cả với các năm ngân sách đã qua, và chính sách ngân sách trong tương lai.Các thông tin về hoạt động ngân sách của các cấp chính quyền địa phương được trình bày với tình hình tài chính của của tỉnh. Báo cáo ngân sách hàng năm phải được công bố và kèm theo đó là các báo cáo về các khoản có quan hệ mật thiết với ngân sách như các khoản nợ, các khoản chi tiêu qua thuế và các hoạt động gián tiếp ngoài ngân sách.

- Các số liệu được công khai theo biểu mẫu, cần cung cấp cho người dân các số liệu để so sánh với các năm trước đó, so sánh với kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời cần đưa ra các giải trình cụ thể về các nhiệm vụ chi tiêu quan trọng để người dân có thể xem xét và đánh giá.

- Tăng cường vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc giám sát chi tiêu ngân sách. Nâng cao năng lực của các thành viên Hội đồng nhân dân về lĩnh vực tài chính - Ngân sách để tăng cường khả năng giám sát của HĐND đối với việc chấp hành ngân sách địa phương.

- Tăng cường hoạt động kiểm toán đối với các cấp ngân sách địa phương. Luật kiểm tốn nhà nước đã được Quốc hội thơng qua tháng 5/2005. Kiểm tốn nhà nước có trách nhiệm làm rõ tính chính xác và hợp pháp. Tiến tới cơng khai hố báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với ngân sách của mỗi cấp chính quyền địa phương.

- Tìm kiếm và đổi mới cách thức tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân vào quá trình quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền địa phương. Các cơ quan chức năng cần có sự hướng dẫn cho người dân trong hoạt động giám sát ngân sách và có cơ chế tạo điều kiện và bảo vệ người dân để họ được có tiếng nói về việc sử dụng ngân sách ở địa phương.

- Việc phân cấp và giao quyền tự chủ quản lý ngân sách địi hỏi phải củng cố tính trách nhiệm và cơng tác kiểm sốt nội bộ tại địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Việc tự kiểm soát nội bộ là rất quan trọng, nhưng để bảo đảm tính hiệu quả cần phải nghiên cứu và đề ra cơ chế có tính khả thi cao hơn.

Hai là: Thể hiện tính chính xác trong việc thu, chi NSNN

Thể hiện rõ ràng, chính xác về phương pháp tính tốn xác định các khoản thu, chi. Rõ ràng về phương pháp tính tốn xây dựng dự tốn và quyết tốn NSNN. Các số liệu thu, chi NSNN phải phản ánh theo đúng thực trạng về kinh tế, xã hội; theo đúng mức tiền đã thu nộp hoặc đầu tư và có đầy đủ các cơ sở chứng minh cho mỗi nghiệp vụ thu, chi thực tế phát sinh đó. Tất cả những yếu tố trên sẽ hợp thành sự rõ ràng, trung thực và chính xác trong việc thu, chi và quản lý NSNN. Một khi tính rõ ràng, trung thực và chính xác của NSNN được thực hiện tốt, thì việc cơng khai NSNN mới có giá trị. Để quyết tốn NSNN được rõ ràng, chính xác, trung thực ngồi việc lập báo cáo cịn phải có cơ quan kiểm tốn xác nhận mức độ trung thực, tin cậy của số liệu. Điều đó địi hỏi mỗi địa phương phải tổ chức một cơ quan kiểm toán độc lập với sự quản lý điều hành của cấp trên để kiểm toán.

Ba là: Thực hiện kiểm soát thanh toán, đối chiếu, quyết toán

- Tất cả các khoản chi ngân sách phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh tốn. Các khoản chi phải có trong dự tốn ngân sách nhà nước được giao( Thông tư 161/2012/TT/BTC) đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

- Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày cơng lao động được quy đổi và hạch tốn bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Việc thanh tốn các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

- Trong q trình kiểm sốt, thanh tốn, quyết tốn chi ngân sách nhà nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quy định.

Kiểm soát các khoản chi thường xuyên; chi chương trình mục tiêu quốc gia và một số chương trình khác gắn với nhiệm vụ quản lý của các Bộ, ngành, địa phương đã được cơ quan chủ quản giao trong dự toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách:

Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị theo các nội dung sau:

- Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự tốn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự tốn của đơn vị cịn đủ để chi.

- Kiểm tra, kiểm sốt tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.

- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.

Bốn là: Quản lý nguồn thu NSNN chặt chẽ

Thu NSNN chặt chẽ, hiệu quả nhằm tăng cường nguồn thu của tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ... Cùng với việc siết chặt quản lý thu NSNN, để phát huy vai trò, chức năng của quản lý nguồn ngân sách nhà nước trong đời sống kinh tế – xã hội, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các kinh nghiệm sử dụng công cụ ngân sách nhà nước ở nước ta, khái quát hoá kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực tiễn đã đưa ra một số nguyên tắc như sau:

- Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: Điều 6 Hiến pháp nước cộng hoà

XHCN Việt nam năm 1992 quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

- Nguyên tắc công khai minh bạch: Công khai là để mọi người đều được biết,

Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Quản lý ngân sách phải công khai minh bạch xuất phát từ địi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho nhà nước. Quy tắc chung về tính minh bạch gồm các nội dung chủ yếu là:

Ngân sách phải đảm bảo tính tồn diện. Điều này có nghĩa là các hoạt động trong và ngồi ngân sách đều được phản ánh vào tài liệu trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Đảm bảo tính khách quan độc lập. Các cấp, các đơn vị dự toán, các tổ chức cá nhân được NSNN hỗ trợ phải cơng khai dự tốn và quyết tốn ngân sách, Nội dung công khai theo các biểu mẫu quy định, thời gian công khai được quy định rõ đối với từng cấp ngân sách.

- Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Nhà nước phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về tồn bộ q trình quản lý ngân sách. Chịu trách nhiệm hữu hiệu bao gồm khả năng điều trần và gánh chịu hậu quả.

- Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN: Cân đối NSNN ngoài sự cân bằng về

lĩnh vực, các ngành; các cấp chính quyền thậm chí ngay cả giữa các thế hệ (ví dụ: vay nợ). Đảm bảo cân đối ngân sách là một đòi hỏi khách quan xuất phát từ vai trò nhà nước trong can thiệp vào nền kinh tế thị trường với mục tiêu ổn định, hiệu quả và cơng bằng. Vì vậy tính tốn nhu cầu chi sát với khả năng thu trong khi lập ngân sách là rất quan trọng. Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn bù đắp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)