Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 59 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN

2.2.3 Nguồn nhân lực

Theo quan điểm cơ bản về cải cách và phát triển, con người luôn được xem là nhân tố quyết định của mọi loại hình tổ chức… vì thế ta có thể thấy rằng thực trạng yếu kém về chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh hiện nay nói riêng và cả nước nói chung là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả quản lý thấp của chính quyền.

Thứ nhất, cơng tác tuyển dụng chưa được chú trọng, trong thời gian dài Nhà

nước ta tuyển dụng cán bộ không qua thi cử, không theo tiêu chuẩn hay yêu cầu phù hợp của cơ quan hay đúng chuyên môn của Nhà nước.

Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Nhà nước hiện nay chưa

được quản lý chặt chẽ, chưa đảm bảo chất lượng, chưa theo kịp những yêu cầu của thực tiễn. Đó là lý do cơ bản dẫn đến thực trạng yếu kém về chất lượng của đội ngũ cơng chức Nhà nước nói chung và cán bộ, cơng chức quản lý chính quyền trên địa bàn tỉnh nói riêng. Những nhược điểm và hạn chế này của đội ngũ cán bộ, công chức dẫn đến hai vấn đề lớn đó là:

- Nhân tài của đất nước, nhất là những người trẻ tuổi khó để bộc lộ và phát huy khả năng của mình.

- Khó tránh khỏi tác phong làm việc không lành mạnh, và một số sai phạm của công chức Nhà nước như tham nhũng, quan liêu, lãng phí, lạm dụng chức quyền, sách nhiễu dân…Và cuối cùng sau tất cả những điều này dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực khiến cho hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền giảm sút.

*

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)