Khả năng cung cấp CO for mD của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm thiết bị điện sang thị trường đông nam á của công ty cổ phần ngô han (Trang 57)

Khả năng đáp ứng được nhu cầu hàng hóa phát sinh thì có đến 46% DN cho

rằng có ở mức dưới 50%, có 26% DN có ở mức từ 50 đến dưới 75%, 20% có khả

năng ở mức từ 75 đến dưới 85% và chỉ 8% có thể đáp ứng trên 85% đạt yêu cầu

Hình 2.16: Khả năng đáp ứng được nhu cầu hàng hóa phát sinh của doanh nghiệp

2.4.3 Định giá sản phẩm

Giá cả là một trong những yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh, việc kiểm sốt được giá góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho do DN chiếm lĩnh thị trường. Kết quả khảo sát cho thấy việc giá tăng do nhiều nhiều nhân, trong đó có 78% DN cho là do chi phí như đầu tư, vay tác động (Hình 2.17), 57% DN cho là chưa tối ưu hóa sản xuất, 47% cho là do phải nhập nguồn nguyên liệu giá cao từ nước ngoài, 31% DN cho là giá cả nguyên liệu bị tác động để đẩy lên cao do công nghệ sản xuất lạc hậu, tay

nghề nhân cơng kém làm lãng phí và tạo nhiều phế phẩm trong sản xuất, cuối cùng có 8% DN chọn việc tăng giá là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cty sản xuất TBĐ. Như vậy, giá cả của nguyên liệu luôn bị đẩy lên cao, làm ảnh hưởng xấu đến

khả năng cạnh tranh của DN xuất khẩu TBĐ khi thâm nhập thị trường nước ngồi.

Hình 2.17 : Ngun nhân làm giá bán đầu ra của sp TBĐ xuất khẩu tăng

Để sản phẩm đạt chất lượng cao và có giá trị gia tăng, thì có 71% DN xuất

khẩu cho rằng cần thiết phải có nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo tốt, 8% là khơng có ý kiến; Gần 39% DN tương đối đồng ý là phải lưu trữ hồ sơ sản phẩm rõ ràng để dễ truy xuất.

Hình 2.18: Chất lượng nguyên liệu đầu vào tốt (I) & Lưu trữ hồ sơ sp rõ ràng (II) Có 50% DN khẳng định là phải đầu tư và áp dụng công nghệ mới để tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,

15% cịn tương đối khơng đồng tình với ý kiến này.

Hình 2.19: Đầu tư và áp dụng công nghệ mới

72% DN thì cho là cần phải nâng cao ý thức và trình độ nhân viên, chỉ 3% ý kiến là khơng đồng tình, và có đến 86% DN đồng tình với ý kiến cho rằng cần thiết

phải thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, trong khi chỉ có 01% ý kiến là khơng đồng tình (Hình 2.20).

Hình 2.20 : Nâng cao ý thức và trình độ nhân viên (V) & Thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 (VI)

2.4.4 Phân phối sản phẩm xuất khẩu

Kênh phân phối phù hợp sẽ giúp DN tiếp cận và hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu thụ cuối cùng, để từ đó có thể tìm ra một giải pháp xuất khẩu hữu hiệu. Kết quả khảo sát cho thấy có 87% DN xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp và 13% theo hình thức xuất khẩu gián tiếp (Hình 2.21). Điều này cho thấy các DN xuất khẩu TBĐ đang từng bước tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng cuối cùng.

IV III

Hình 2.21: Hình thức xuất khẩu

Để sản phẩm TBĐ xuất khẩu vào ĐNA được tăng về số lượng cũng như tăng sức cạnh tranh, thì cần phải có kênh phân phối hợp lý và hữu hiệu. Qua kết quả khảo sát thì có 58% DN phân phối sản phẩm thông qua kênh của các công ty thương mại ở nước ngồi, 51% qua các đại lý /văn phịng đại diện, 24% DN thông qua trung gian

nhập khẩu ở nước ngồi và chỉ có 13% là thơng qua cơng ty con (Công ty chi nhánh) xuất khẩu (của nhà sản xuất) ở nước ngồi (Hình 2.22).

Hình 2.22: Đối tác của công ty ở thị trường ĐNA

Khi được hỏi về thị trường cụ thể mà DN muốn xuất khẩu hàng hóa trong khu vực ĐNA, đã có nhiều ý kiến khác nhau từ DN do tính chất đặc thù về kinh nghiệm

xuất khẩu, mối quan hệ hoặc những lợi thế nhất định mà DN có được. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm tương đồng về thị trường XK, theo bảng bên dưới:

Hình 2.23: Quốc gia mà DN muốn xuất khẩu hàng hóa

Không quá ngạc nhiên khi rất nhiều DN lựa chọn Thái Lan (65%) là thị trường hấp dẫn để xuất khẩu. Điều này có thể dễ hiểu vì Thái Lan là 1 quốc gia có nhu cầu về sản phẩm TBĐ lớn, bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan có nhiều chính sách hỗ trợ DN trong nước và nhà xuất khẩu nước ngoài. Kế đến là Campuchia (58%) với điều kiện thuận lợi về vận chuyển cũng như yêu cầu chất lượng không quá cao đã tạo nên sức

hút với rất nhiều DN Việt. Bên cạnh đó, Indonesia và Singapore cũng được nhiều DN Việt đồng ý lựa chọn là thị trường xuất khẩu tiềm năng với tỷ lệ là 49% và 43%.

2.4.5 Xúc tiến sản phẩm xuất khẩu

Thơng tin đóng một vai trò rất quan trọng trong xúc tiến xuất khẩu của DN,

mặc dù thông tin không tạo ra được sản phẩm hay dịch vụ, nhưng nó rất cần thiết

trong việc cung cấp những tin tức giúp cho khách hàng để đưa ra quyết định mua

hàng. Kết quả khảo sát cho thấy có 73% DN tiến hành hoạt động xúc tiến xuất khẩu, và chỉ đơn thuần quảng bá sản phẩm của DN mình thơng qua website của công ty,

65% sử dụng Catalogue, brochure, 46% DN cho là xúc tiến qua tham dự các hội chợ nước ngồi. (Hình 2.24),

Hình 2.24: Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp

Phần cịn lại là 53% được các DN thơng qua dưới hình thức là tham gia các

hội chợ trong nước, 43% cho biết là khách hàng nước ngoài tự tìm hiểu thơng tin và tự tìm đến, 51% thông qua việc tham gia vào các chuyến khảo sát thị trường ở nước ngồi và 30% thơng qua các cơ quan đại diện VN tại ĐNA, ngoài ra các phương tiện khác được DN sử dụng rất ít dưới 15% như là phương tiện truyền thông trong nước và 11% đối với phương tiện truyền thông trong nước. Để các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường ĐNA thật sự mang lại hiệu quả thì các DN xuất khẩu TBĐ cần

thiết phải: Tiến hành khảo sát điều tra, nghiên cứu thị trường, tham gia quỹ phát triển thị trường xuất khẩu TBĐ Việt Nam, xây dựng uy tín cho thương hiệu, tham gia các triễn lãm hội chợ về năng lượng và truyền tải điện,.. Kết quả khảo sát cho ta thấy:

- Có 66% ý kiến đồng tình cần thiết phải xây dựng uy tín cho thương hiệu, 79% ý kiến cho rằng cần khảo sát thực tế thị trường và 78% ý kiến cần tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh khách nhau.

- Bên cạnh đó, có 65% DN đồng tình việc tham gia các hoạt động triễn lãm hội

chợ tại các nước ĐNA và có rất ít DN đồng ý việc đem sản phẩm đi kiểm tra

Hình 2.25: Biện pháp xúc tiến thương mại sản phẩm TBĐ sang thị trường ĐNA

2.5 Trình bày SWOT cho hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm TBĐ của Công ty cổ phần Ngô Han cổ phần Ngô Han

2.5.1 Điểm mạnh

Khi thành lập, Ngô Han là một tổ chức tư nhân, nhưng đến năm 2004 với

chính sách thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi, Ngơ Han đã trở thành công ty cổ phần vớ các cổ đông lớn là Mekong Enterprise Fund, Mekong Enterprise Fund II, Vietcapital, Ngân hàng BIDV chiếm khoảng 20% trong tổng vốn điều lệ của cơng ty. Tiềm lực tài chính ổn định sẽ là điểm tựa vững chắc cho Ngô Han phát triển thị trường xuất khẩu.

Việc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài chứng tỏ sự phát triển lợi nhuận hàng năm của Ngô Han được đánh giá tốt. Điều này cũng đúng cả với tốc độ đầu tư, quy

mô sản xuất, nguồn nhân lực…Trong 5 năm qua (2008 – 2012) cơ sở vật chất và máy móc, trang thiết bị được đổi mới đầu tư, có khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Là một ngành công nghiệp mang lại kim ngạch XK lớn ( ngành đồng) cho đất nước nên ở một mức độ nào đó được ưu tiên phát triển, hoạt động của Ngô Han nhận

được sự quan tâm ưu ái, theo dõi sát sao, động viên kịp thời của Nhà nước, Chính

phủ, cũng như Bộ chủ quản.

Có kinh nghiệm làm việc với các công ty lớn trong và ngồi nước ở Việt Nam như: Thibidi, Đơng Anh, ABB, Siemens, GE....nên việc tiếp cận các khách hàng ở thị trường quốc tế cũng tương đối nhanh chóng. Tuy khơng được bài bản như những tập

bỡ ngỡ hay quá mới mẻ. Cùng với kinh nghiệm tích lũy qua 26 năm sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp điện nên Ngô Han tự tin với năng lực sản xuất của mình, có thể đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất của các công ty sản xuất thiết bị điện ở nước ngồi.

Cơng nghệ sản xuất của Châu Âu, đặc biệt nguồn nguyên liệu đồng Copper

99.99% độ tinh khiết từ Úc/Chile góp phần tạo nên chất lượng tốt nhất cho sản phẩm của Ngô Han. Nhân sự làm việc trong các doanh nghiệp thuộc Ngô Han được tuyển

dụng có trình độ cao, đào tạo bài bản, phù hợp với công việc được giao. Đội ngũ lãnh

đạo tâm huyết và có năng lực là tài sản rất quý giá của Ngô Han.

Nguồn lao động trình độ cao và được huấn luyện tại nước ngồi đã tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất và thương mại sản phẩm TBĐ, có khả năng tiếp thu

nhanh khoa học kỹ thuật, chi phí lao động thấp.

2.5.2 Điểm yếu

(1) Điều khó khăn đầu tiên khi tiếp cận thị trường xuất khẩu là sự khó khăn

trong giao tiếp và giúp khách hàng biết đến sản phẩm của mình một cách rõ ràng và

chính xác nhất. Ngơ Han sẽ phải cạnh tranh với những thương hiệu lớn trong ngành

đồng như Sumitomo, Fujikura (Nhật), Metrod, Oriental (Thái Lan), Luvata

(Malaysia)…Để khách hàng tin tưởng chất lượng và lựa chọn sản phẩm của Ngô Han là một vấn đề khó khăn &cần q trình xây dựng mối quan hệ, hợp tác lâu dài.

(2) Kế đến, một khi đã tham gia vào thị trường xuất khẩu là phải đương đầu với thử thách rất lớn là giá bán. Chắc chắn một điều, Ngô Han sẽ khơng có rất nhiều bất

lợi trong việc cạnh tranh giá bán vì sự gia tăng của các chi phí quản lý, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, tài chính…Trong khi đó, đối thủ của Ngơ Han đa phần là các đơn vị sản xuất trong nước, có kinh nghiệm và mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

(3) Nền công nghiệp phụ trợ của các quốc gia ĐNA phát triển rất mạnh, hỗ trợ rất tốt cho các ngành sản xuất sản phẩm thiết bị điện, thậm chí tại Indonesia cịn có cả những cơng ty về khai thác mỏ quặng đồng và cung cấp trực tiếp cho các công ty sản xuất tại nước này và các quốc gia lân cận. Trong khi đó ở Việt Nam, Ngơ Han đa

và kỹ thuật sản xuất của Ngô Han tuy có cải thiện nhưng vẫn cịn thấp hơn so với các nước Thái Lan, Malaysia…Ví dụ:

• Sản phẩm đồng thanh đồng thanh thì size tối đa Ngơ Han có thể sản xuất là

15x150 (mm) nhưng đối với 2 đối thủ trực tiếp trong khu vực ĐNÁ là Luvata (Malaysia) và Oriental (Thái Lan) thì có thể làm đến size 100x305 (mm).

• Sản phẩm dây điện từ: các nhà cung cấp như Samdong (USA) hay Metro (Thái Lan) có thể làm được các đồng dẹp tráng men thay thế hoặc làm đồng dẹp bọc giấy nhiều lõi. Chất liệu giấy cũng là một điều quan trọng mà Ngô Han cần

phải tìm hiểu. Tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận là việc đầu tư nhiều khi còn chắp vá, chưa đồng bộ do nhiều lý do khác nhau, mà trước hết là do thiếu vốn. (4) Nguồn vốn của cơng ty vẫn cịn hạn chế, đến 40% vẫn là vốn vay nên phụ thuộc khá nhiều vào phần vốn này, thêm vào đó là các chi phí phát sinh như lãi suất hàng năm là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tài chính của cơng ty. Ngồi ra, sau nhiều năm thực hiện xuất khẩu sang thị trường ĐNA nhưng công ty

vẫn chưa xây dựng được một đại lý hay nhà phân phối nào ổn định về doanh số

cũng như cách thức tiếp cận khách hàng. Công ty còn thiếu các kiến thức về marketing và bán hàng trên thị trường và thị phần quốc tế, thiếu các kiến thức về yêu cầu cụ thể của khách hàng. Khơng có hệ thống phân phối chuyên nghiệp hay

đại diện của các nhà xuất khẩu sản phẩm DĐT và Đồng thanh trên các thị trường,

kể cả thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, cũng như các thị trường mới như

ĐNA; Chỉ một số doanh nghiệp mới có các quan hệ với các khách hàng lớn; Thiếu

kiến thức về các chiến lược và cơng cụ marketing khác nhau để tìm kiếm các cơ hội bán hàng cũng như các kênh phân phối và khách hàng tiềm năng. Chi phí cần thiết để thực hiện phần công việc này ở hầu hết các công ty là rất nhỏ bé, thủ tục về đi lại, làm ăn tuy đã được cải thiện nhiều so với trước song vẫn bị khó khăn.

2.5.3 Cơ hội

Đường lối đúng đắn của Đảng và Chính phủ: Tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho

mọi doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đặc biệt đáng chú ý Chính phủ đang thông qua Cơ chế điều

doanh nghiệp đều có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu; tiến tới xóa bỏ những rào cản pháp lý, thủ tục gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu. Khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế trong đó có thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhiều

hơn, thuận lợi hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng TBĐ thuộc nhóm sản phẩm đồng như: dây điện từ và đồng thanh sẽ được hưởng mức thuế xuất khẩu là 0%. Chính sách ưu đãi đầu tư đối với Việt Kiều ngày càng thể hiện tính ưu việt: thu hút hàng ngàn kiều bào chuyển vốn về nước làm ăn, tạo ra hàng trăm dự án sản xuất kinh doanh trong đó có nhiều dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhắm tới tiêu thụ tại thị trường ĐNA. Xuất khẩu sang thị trường ĐNA có những ưu điểm có thể nhìn thấy

trước: vận chuyển nhanh vì khoảng cách gần, văn hóa có sự tương đồng nhất định

giữa các quốc gia, mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực này, yêu cầu về chất lượng sản phẩm không khắt khe như các thị trường khác,…

Theo đánh giá của Tổ Chức Hỗ Trợ Công Nghiệp ASEAN (ASID) và Hiệp

Hội Quốc Tế Đồng (Cu) Đông Nam Á: Tiềm năng sản lượng tại thị trường ĐNA là

cực kỳ lớn: chỉ riêng với sản phẩm dây điện từ tại Thái Lan thì tổng sản lượng đã xấp xỉ 27.000 tấn/năm ( gấp 8-9 lần tổng sản lượng dây điện từ của Ngô Han 2012). Môi trường kinh doanh của ĐNA đứng đầu thế giới. Singapore dẫn đầu bảng

xếp hạng môi trường kinh doanh tốt nhất trong Báo cáo thường niên đánh giá môi

trường kinh doanh thế giới 2014 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 29/10.

Đây là năm thứ tám liên tiếp, nền kinh tế thuộc khu vực ĐNA này được WB giữ vị trí đầu bảng. Các vị trí tiếp theo là Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand, Mỹ và Đan

Mạch. Trong tốp 10 nước và vùng lãnh thổ được WB đánh giá là có mơi trường kinh doanh thuận lợi nhất thế giới cịn có một đại diện nữa của ĐNA là Malaysia.

2.5.4 Nguy cơ

Thị trường ĐNA tương đối rộng và lớn, hệ thống pháp luật của từng quốc có những đặc thù riêng. Do đó, sự khác biệt về hệ thống luật pháp dẫn đến những lúng

túng, khó khăn cho các DN Việt Nam khi có tranh chấp.

Tính cạnh tranh trên thị trường ĐNA rất cao, đặc biệt là về thương hiệu, giá và chất lượng. Nhiều nước trên thế giới có lợi thế tương tự như Việt Nam đều coi thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm thiết bị điện sang thị trường đông nam á của công ty cổ phần ngô han (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)