Nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư THD (Trang 27 - 30)

Nghiên cứu thị trường luôn là một hoạt động có tầm quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của bất kì một công ty nào, tiến hành nghiên

cứu thị trường là việc thực hiện các công việc nghiên cứu, tìm hiểu về các nhân tố tác động đến quy mô thị trường, tìm hiểu về khách hàng tiềm năng và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh. Từ đó , công ty có thể xác định được dung lượng thị trường mà công ty có thể phục vụ phù hợp với những nguồn lực, mục tiêu từng giai đoạn và khả năng hiện có của công ty. Thông qua nghiên cứu thị trường, công ty sẽ đưa ra được các quyết định đúng và quan trọng trong các quyết định về giá, sản phẩm, phân phối, ngân sách cho các hoạt động xúc tiến hỗn hợp…Đặc biệt là hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp cả về danh mục và chất lượng.

Nhận thức được tầm quan trọng đó của công tác nghiên cứu thị trường, công ty Cổ phần Đầu tư THD cũng có đưa ra những công việc nhằm thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, cũng có những biểu hiện của việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng và tìm hiểu thông tin đối thủ cạnh tranh tuy nhiên vẫn chưa thực sự chú trọng và đầu tư cho công tác này. Việc thực hiện chưa chuyên nghiệp, hệ thống thông tin còn hạn chế, chưa kịp thời nên các quyết định Marketing còn kém hiệu quả, công ty tiến hành thu thập thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh mới chủ yếu quan một số kênh cơ bản như: thông qua mối quan hệ của công ty, tìm hiểu thông qua các thông tin thứ cấp trên báo, mạng, tạp chí ngành,… nên độ tin cậy chưa thực sự cao và chưa có tính chọn lọc.

Bên cạnh việc nghiên cứu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, công ty cũng tiến hành phân tích một số các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô gồm: kinh tế, dân số, pháp luật, cơ sở hạ tầng; và một số nhân tố thuộc môi trường vi mô như: hành vi mua hàng của các tổ chức, khách hàng tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp… là các nhân tố chủ yếu có tác động đến hoạt động kinh doanh các sản phẩm của hầu hết các công ty nói chung, và của công ty nói riêng.

kinh tế trong các năm gần đây ở nước ta cũng có nhiều biến động, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 tăng thấp hơn so với mức tăng của năm 2011. Năm 2011, chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều biến động kinh tế và xã hội, GDP chỉ ở mức 5,89% tương đương với 122 tỷ USD ( khoảng hơn 250 nghìn tỷ VND). Sau đó, do có nhiều cố gắng của toàn bộ nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng cũng có những bước đầu hồi phục, cụ thể GDP năm 2012 tăng 5,2% đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD ( khoảng hơn 280 nghìn tỷ VND), và thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540USD/người/năm (khoảng hơn 32 triệu VND/người/năm), và dự tính là sẽ tăng trong ăn 2013. Lạm phát đã phần nào kiềm được ở mức 7,5% năm 2012. Lãi suất giảm, và cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này có thể nói là những tín hiệu đáng mừng cho hoạt động nhập nguyên liệu đầu vào của công ty, và đáng mừng cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư cho chất lượng máy móc, dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó là sự đầu tư của Chính phủ cho cơ sở hạ tầng, cụ thể là lĩnh vực điện tử viễn thông, như mạng: Internet, truyền hình… ngày càng phát triển, hỗ trợ và tạo điều kiện rất lớn cho hoat động xúc tiến hỗn hợp cũng như khai thác thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh của công ty. Cùng với đó, không thể không kể đến những tác động từ phía hệ thống Pháp Luật đến hoạt động kinh doanh của công ty, trước những thay đổi của Nhà nước về các điều luật kinh doanh, về các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu… đểu có ảnh hưởng bất lợi cho công ty.

Đi cùng với việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, công ty còn tiến hành thu thập thông tin, phân tích các nhân tố thuộc môi trường vi mô như đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp…Trên thực tế nghiên cứu, công ty nhận thấy các đối thủ cạnh tranh như đã kể ở trên, là những công ty với quy mô lớn, kinh nghiệm và đã có thương hiệu trên thị trường, còn các nhà cung

cấp của công ty, cũng đứng trước khó khăn chung của nền kinh tế, do vậy cũng có những thay đồi ít nhiều trong những chính sách ưu đãi về giá và các chính sách hỗ trợ cho công ty, mức ưu đãi và các mức chiết khấu cũng giảm đi so với thời kì trước đó, điều này cũng là một trong những trở ngại lớn của công ty trong khâu nhập nguyên liệu đầu vào.

Tuy nhiên nguồn nhân lực của Công ty thực hiện công tác này chỉ gồm đội kinh doanh thị trường với hơn mười người mà nhiệm vụ chủ yếu của đội là tiêu thụ hàng hoá sản phẩm do công ty sản xuất, hơn nữa nhiệm vụ này bao gồm phát triển mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thông qua bán hàng, nghiên cứu thị trường. Hiện tại thì công ty chưa có phòng Marketing do đó việc nghiên cứu, dự báo thị trường về cơ cấu khối lượng sản phẩm để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đôi khi còn lệch lạc. Do đó, Ban lãnh đạo công ty cần ưu tiên giải quyết vấn đề này trước tiên để đảm bảo cho quá trình phát triển của doanh nghiệp đi đúng hướng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư THD (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w