Nhóm yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 77 - 78)

a. Phong tục tập quán sản xuất

Người dân xã Xuân Dương từ lâu đã có thói quen canh tác nhỏ lẻ, thích ruộng manh mún, có gần,có xa, có tốt,có xấu để hạn chế rủi ro do thiên tai. Những phong tục, tập quán sản xuất cổ hủ này đã tạo ra rào cản kiến người dân ban đầu có tâm lý e ngại về chủ chương,chính sách, kế hoạch tại xã.

Hộp 4.2 Ý kiến của người dân nhận thức về DĐĐT

Nhà tôi có 5 thửa ruộng nằm rải rác ở nhiều cánh đồng của xã. Có ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng tốt gia đình thường trồng những loại lúa ngon, hoặc giống mới, thửa xấu thì thường ở xa, bất tiện. Mỗi khi đến mùa thu hoạch gia đình rất khó khăn. Vì các thửa ruộng cách xa nhau, làm chúng tôi mất rất nhiều thời gian, công sức. Nhưng khi biết về ở xã, tôi vừa mừng vừa lo, lo là vì chúng tôi phải thay đổi thói quen và có thể nhận phải ruộng không tốt bằng như cũ. Bác Lê Văn Hành, 51 tuổi, thôn Vân Đồng, xã Xuân Dương

b. Năng lực và nhận thức của thành viên trong cộng đồng

Năng lực và nhận thức của thành viên trong cộng đồng được biểu hiện ở trình độ học vấn, kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm. Qua điều tra trình độ văn hóa giữa loại hộ khác nhau. Trình độ học vấn của các hộ còn hạn chế, phần nhiều không được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật. Tỷ lệ hộ đạt trình độ cấp 2 đông nhất chiếm 40%.

Tại xã các hộ khá, giàu là những hộ ít tham gia vào sản xuất nông nghiệp, nguồn thu nhập chính của họ là từ các ngành phi nông nghiệp như: tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và số ít sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, có trang trại riêng. Hộ trung bình là những họ dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, họ làm thêm nghề phụ: làm nón, thêu,…hộ nghèo là hộ sản xuất nông nghiệp là chính, ít tham gia vào ngành phi nông nghiệp và thường có số nhân khẩu đông nhưng người trong độ tuổi lao động thì ít.

Bảng 4.12 Trình độ học vấn của các thành viên cộng đồng Học vấn Hộ tham gia nhiều Hộ tham gia ít Hộ không tham gia Tổng Tỷ lệ(%)

Không qua trường lớp

đào tạo 0 2 1 3 5

Cấp 1 9 2 1 12 20

Cấp 2 11 8 6 24 40

Cấp 3 8 7 0 15 25

Dạy nghề ngắn hạn 3 2 0 5 8,33

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thành viên cộng đồng 2015 c. Nguồn lực tài chính của cộng đồng

Nguồn lực của cộng đồng có từ các cách như: bán sản phẩm tạo ra, bán đất, tiết kiệm, tích góp hoặc đi vay. Theo sự thống nhất của đa số thành viên cộng đồng là mức đóng góp là 30 nghìn đồng/khẩu được đa số hộ tham gia phỏng vấn cho là phù hợp. Tuy nhiên một số hộ thuộc diện nghèo thì gặp khó khăn trong việc gom tiền để đóng góp vì nhân khẩu đồng, số lao động ít. Do đó cán bộ cần có những cách huy động linh hoạt giúp đỡ các hộ nghèo dựa trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w