Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của cộng đồng tham gia trong

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 28 - 30)

tác dồn điền đổi thửa

Nhóm yếu tố chủ quan

- Phong tục tập quán

Tập quán sản xuất nhỏ lẻ thích ruộng đất manh mún, có gần,có xa, có tốt, có xấu để hạn chế rủi ro do thiên tai. Phong tục thừa kế tài sản để lại cho con cháu cần phải có thửa ruộng nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân chia tài sản cũng là một yếu tố gây nên sự manh mún ruộng đất, từ đời này qua đời khác.

- Năng lực, ý thức của các thành viên cộng đồng

Năng lực của các thành viên trong cộng đồng quyết định bởi kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng,… cộng đồng có sức mạnh lớn khi năng lực của các thành viên trong cộng đồng càng cao.

Cần nâng cao ý thức tham gia của các thành viên trong cộng đồng vào các hoạt động phát triển kinh tế chung.

Vậy, năng lực, ý thức của các thành viên cộng đồng là yếu tố quyết định tới hành động của họ trong việc tham gia tích cực hay không tích cực trong quá trình triển khai công tác .

- Nguồn lực sẵn có của các thành viên cộng đồng trong đóng góp

Nguồn lực sẵn có trong cộng đồng người dân bao gồm: đất đai, lao động, vật chất, tinh thần...nguồn lực này cộng đồng hay thành viên cộng đồng đã có sẵn, là của họ. Nó tác động đến khả năng đóng góp tham gia của các thành viên cộng đồng vào các hoạt động phát triển kinh tế toàn cộng đồng nói chung và công cuộc nói riêng.

Nhóm yếu tố khách quan

− Các cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước

Nắm bắt được sự cần thiết của trong sản xuất hàng hóa theo hướng thị trường. Nhà nước đã có các hoạt động can thiệp vào việc dồn đổi ruộng đất nhưng hầu hết tiếp cận theo hướng từ trên xuống vì vậy chưa huy động được sự tham gia cộng đồng. Do đó mà chính sách không phù hợp với điều kiện thực tế, các hỗ trợ không hợp với nguyện vọng của người nghèo, gây lãng phí về tài chính. Việc tiếp cận từ trên xuống tạo nên tâm lý ỷ lại của người dân, gây ra sự thiếu trách nhiệm của cộng đồng với các hỗ trợ và kết quả hoạt động. Vì vậy, nhà nước cần tiếp cận thêm theo hướng từ dưới lên để cộng đồng có thể tham gia vào xây dựng chính sách, đóng góp thực hiện thì sẽ nâng cao được tinh thần trách nhiệm của người dân.

− Năng lực cán bộ địa phương

Năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở cần được nâng cao, nhất là tăng cường nhận thức và trách nhiệm; kỹ năng tổ chức, điều hành công việc tại cơ sở theo quy trình dân chủ. Kết hợp hiệu quả giữa thực hiện quy tắc dân chủ ở cơ sở với công tác cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm nguyên tắc dân chủ. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới nói chung và dồn điền đổi thửa nói riêng điều quan trọng không kém là cần quan tâm xây dựng tác phong làm việc, phong cách dân vận của đội ngũ cán bộ, đảng viên theo phương châm "gần dân, hiểu

dân, học dân, có trách nhiệm với dân". Vì vậy, để việc phát huy vai trò của cộng đồng ở cơ sở ngày càng có hiệu quả, mang tính bền vững và lâu dài, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cán bộ quả lý; sự thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, có trách nhiệm của chính quyền, các đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Trong quá trình triển khai thực hiện, chúng ta phải kết hợp nhiều giải pháp một cách đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, tạo cơ hội cho cộng đồng được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w