Công tác chỉ đạo và tuyên truyền

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 64 - 67)

Nhận thức được rõ là vì lợi ích của chính bà con nông dân. Hơn nữa, hà nội là địa bàn có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp có sự biến động lớn, yêu cầu sản xuất hàng hóa ngày càng cấp thiết. Muốn sản xuất hàng hóa hiệu quả, phải tổ chức được cánh đồng mẫu lớn. Vì vậy huyện và xã quyết tâm triển khai thực hiện . Chính quyền xã Xuân Dương đã xác định đồng bào dân tộc ở địa phương là nòng cốt đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chủ trương này. Do đó, công tác tuyên truyền đã chú trọng phát huy vai trò của nhân dân biết về chủ chương, chính sách của thành phố, huyện và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng qui hoạch, xây dựng đề án tổ chức thực hiện của xã với mục tiêu phát huy nội lực cộng đồng dân cư, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước, các hộ dân hưởng lợi tham gia đóng góp ngày công lao động, đóng góp kinh phí đối ứng để thực hiện các hạng mục công trình.

Phương tiện tham gia cung cấp thông tin về chính sách, chủ chương đến người dân địa phương được sử dụng đa dạng tại xã. Cụ thể:

Kênh thông tin phát qua hệ thống loa truyền thanh của xã là phương tiện truyền tải thông tin đến bà con một cách phổ biến nhất. Cụ thể có 51 hộ biết trong đó số hộ nghèo biết nhiều nhất chiếm 21 hộ. Nội dung bài phát thanh bao gồm chủ chương, chính sách của thành phố, huyện, kế hoạch thực hiện của xã, lợi ích của .

Kênh thông tin hữu dụng thứ 2 là trao đổi giữa các người dân qua họ hàng, người thân, bạn bè với 48 hộ biết. Số hộ khá biết nhiều nhất với 19 hộ, tiếp đến là hộ nghèo với 16 hộ. Họ phổ biến cho nhau về điều họ biết về , đặc biệt là lợi ích từ quá trình dồn đổi ở bất cứ nơi đâu như ngoài đồng, ngoài chợ,...

Kênh thông tin hữu dụng thứ 3 là từ tổ chức đoàn thể xã hội như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến bình, đoàn thanh niên là các đơn vị tham gia vào

tuyên truyền, phổ biến thông tin về đến cộng đồng người dân khá hiệu quả. Trong tổng số 60 hộ điều tra có 35 hộ biết. Thông tin được truyền tải đến bà con qua các buổi họp định kỳ của các tổ chức, đoàn thể.

Kênh thông tin hữu dụng thứ 4 là đài truyền hình thành phố Hà Nội đã thường xuyên đưa các bản tin về chủ chương, chính sách của thành phố về , lợi ích , những tấm gương thành công, bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác trong cả nước. Với tổng số 33 hộ biết qua kênh này, trong đó số hộ giàu biết qua kênh này chiếm nhiều nhất là 15 hộ. Thông tin từ các cán bộ địa phương có 20 hộ, chiếm nhiều nhất là hộ nghèo với 10 hộ. Chủ yếu kênh này được sử dụng hướng tới các hộ không đồng tình . Cán bộ đến từng nhà vận động và phổ biến thông tin, lợi ích từ đến hộ để bà con hiểu sâu rộng hơn về chủ chương, chính sách . Tổ cán bộ đi vận động tuyên truyền đều là những người có uy tín, gần gũi với nhân dân như: hội trưởng hội nông dân, hội trưởng hội phụ nữ, trưởng thôn, trưởng xóm.

Bảng 4.4 Phương tiện cung cấp thông tin về DĐĐT tại xã Xuân Dương Các phương tiện Hộ giàu Hộ khá Hộ nghèo Tổng số

hộ biết

Loa truyền phát thanh 12 18 21 51

Truyền hình địa phương 15 10 8 33

Trao đổi với người dân khác 13 19 16 48

Từ cán bộ địa phương 3 7 10 20

Từ tổ chức đoàn thể xã hội 7 14 14 35

∗ Cộng đồng được biết về công tác tổ chức thực hiện tại xã Quy trình ở xã Xuân Dương được tiến hành từng bước sau:

Bước 1: Thành lập ban chỉ đạo, tiểu ban

Kết quả điều tra cho thấy có 41 hộ, trong đó số hộ tham gia nhiều có 18 hộ biết về việc thành lập ban chỉ đạo, tiểu ban, tổ công tác tại xã là vì kết quả thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác được thông báo trên hệ thống loa phát thanh của xã. Trong số hộ tham gia phỏng vấn có hộ không biết về kết quả thành lập ban chỉ đạo vì họ vắng nhà hôm phát tin đó, không nghe thấy tin hoặc không để ý vì lý do nào đó.

Bước 2: Thực hiện quy hoạch

Việc quy hoạch do tiểu ban chỉ đạo thôn thực hiện bao gồm: trưởng thôn, phó thôn, cán bộ địa chính xã và một số người dân có kinh nghiệm sản xuất, nắm rõ được địa hình các thửa ruộng do cộng đồng bầu ra trong các buổi họp dân. Toàn bộ kế hoạch, công tác thực hiện, kết quả quy hoạch đồng ruộng được thành viên tiểu ban báo cáo lại trong các buổi họp dân. Có 37 hộ trong đó có 19 hộ tham gia nhiều, 15 hộ ít tham gia và 3 hộ không tham gia biết quy hoạch. Người dân biết qua tham dự các buổi họp dân hoặc được bà con họ hàng trong thôn xóm cung cấp.

Bước 3 Xây dựng phương án giao ruộng

Xây dựng phương án giao ruộng là khâu được người dân rất chú ý quan tâm với 57 hộ trong số 60 hộ tham gia phỏng vấn cho biết họ được thông báo.

Bước 4: Giao ruộng ngoài thực địa

Giao ruộng ngoài thực địa là khâu được cộng đồng người dân xã Xuân Dương Biết rộng rãi với 57 hộ, trong đó có 31 hộ tham gia nhiều, 15 hộ ít tham gia, 11 hộ không tham gian biết về giao ruộng ngoài thực địa. Tạo điều kiện tối đa để người dân được biết về giao đất tránh làm mất quyền lợi của nhân dân.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ

Là bước cộng đồng được biết ít nhất trong toàn bộ quá trình thực hiện công tác . Có 42 người trong tổng số người tham gia phỏng vấn được biết về việc xây dựng hồ sơ địa chính.

Bảng 4.5 Cộng đồng được biết về dồn điền đổi thửa

Chỉ tiêu Số người biết Hộ tham gia nhiều Hộ tham gia ít Hộ không tham gia

1. Chủ trương chính sách của nhà nước về 57 31 15 11

2. Mục đích của 57 31 15 11

3. Thành lập ban chỉ đạo 41 18 16 7

4. Thực hiện quy hoạch 37 19 15 3

5. Xây dựng phương án giao ruộng 57 31 15 11

6. Giao ruộng ngoài thực địa 57 31 15 11

7. Hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy

quyền sử dung đất 42

29 7 6

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thành viên cộng đồng 2015

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w