Về công tác chỉ đạo

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 57 - 59)

Căn cứ thực hiện:

- Chương trình 07-CTR/HU tháng 5/2013 của ban Tuyên giáo huyện ủy về việc hướng dẫn quy trình thực hiện công tác đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai.

- Thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 của xã đã được UBND huyện Thanh Oai phê duyệt.

Thành phần Ban chỉ đạo gồm: đồng chí Bí thư đảng uỷ làm trưởng ban, đồng chí chủ tịch UBND xã làm phó ban. Các thành viên là trưởng các ban, ngành, đoàn thể của xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn và chủ nhiệm HTX nông nghiệp.

a. Mục đích

- Khắc phục tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất, tiết kiệm đất nông nghiệp cho sản xuất, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật , thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân trong xã.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Tạo nguồn nội lực thực hiện xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương.

b. Yêu cầu

- Dồn điền đổi thửa phải gắn với quy hoạch sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp, giao thông, thủy lợi…

- Sau , mỗi hộ gia đình chỉ còn từ 1 đến 2 thửa đất.

- Đảm bảo công khai dân chủ, đoàn kết giúp đỡ giữa các hộ. c. Nguyên tắc dồn điền đổi thửa

- Chuyển đổi ruộng đất gắn với quy hoạch lại đồng ruộng.

- Cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ thống tưới tiêu, giao thông thủy lợi nội đồng đảm bảo tính khoa học, thiết thực.

- Từng thửa ruộng sau chuyển đổi phải được tiếp giáp với đường giao thông nội đồng đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội, thuận tiện cho quá trình cơ giới hóa và đầu tư thâm canh, tạo sức thu hút cho nhà doanh nghiệp cá nhân có nhu cầu liên doanh, liên kết với người sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cũng như việc vận chuyển các sản phẩm trực tiếp về thu mua nông sản sau thu hoạch của nông dân.

- Việc chuyển đổi ruộng đất phải tuân thủ nguyên tắc( sinh không tăng, tử không giảm).

- Quan tâm đối với các đối tượng chính sách, người độc thân, đối tượng già yếu, neo đơn… nên quy hoạch vào vùng tương đối thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng các phương án chuyển đổi ruộng đất phải được BCĐ xã dự kiến xây dựng dựa trên điều kiện thực tế tại đia phương để thông qua toàn thể nhân dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ mới quyết định bằng văn bản.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 57 - 59)