a. Trong công tác tuyên truyền và chỉ đạo
DĐĐT là thiết kế lại đồng ruộng, hiện đại hóa sản xuất, giúp nông dân từng bước xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu một cách cơ bản, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển Kinh tế- Xã hội và phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Vì vậy, việc tuyên truyền đến cộng đồng người dân biết về nhằm mục đích giúp nông dân nắm rõ các chủ trương, chính sách của đảng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nắm bắt, tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần cải thiện đời sống, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển bền vững.
Xác định người dân là chủ thể của quá trình; chính người dân ở nông thôn phải thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việc triển khai và tổ chức thực hiện . Cụ thể là người dân hình dung được là gì, tại sao phải , nhằm mục đích gì; gồm những hoạt động gì, hoạt động đó thực hiện như thế nào, liên quan gì tới cộng đồng, có phải đóng góp không, đóng góp thì như thế nào, Nhà nước hỗ trợ như thế nào? Và biết mình sẽ được hưởng lợi cụ thể; biết những thuận lợi, khó khăn của địa phương khi …
b. Xác định nhu cầu trong dồn điền đổi thửa
Một chính sách đạt kết quả tốt cần phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của người dân. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân tham gia bày tỏ,
đóng góp ý kiến của mình. Vì chỉ có người dân là người hiểu nhất là họ muốn gì, địa phương họ đang sinh sống đang cần gì và cái gì là phù hợp với đặc trưng của địa phương. Do đó, cần tạo điều kiện cho người dân bày tỏ quan điểm của mình, phản ánh nhu cầu của mình một cách chân thực nhất .
c. Bàn bạc các hoạt động trong công tác dồn điền đổi thửa
Người dân tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch và tự quyết. Các hoạt động trong công tác được người dân tham gia họp bàn và thống nhất cụ thể hóa cách lập kế hoạch của các cấp, các ngành địa phương và người hưởng lợi.
Cộng đồng được tham gia vào khâu lập kế hoạch , họ tự xác định nhu cầu rồi họ tự lập kế hoạch tự thực hiện trên cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ một phần của xã, cán bộ chuyên trách. Người dân có trách nhiệm tự đóng góp, được sử dụng, quản lý sản phẩm từ công tác .
Xác định người dân là đối tượng hưởng lợi chính từ công tác . Vì vậy,việc người dân tham gia trong các buổi bàn bạc, trao đổi ý kiến sẽ gợi mở được nhiều vấn đề then chốt, giải quyết được các khúc mắc.
d. Đóng góp nguồn lực và trực tiếp thực hiện dồn điền đổi thửa
Người dân trực tiếp tham gia vào thực hiện như: tham gia lao động, tham gia điều hành, quản lý các hoạt động, trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng. Từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân phát huy quyền làm chủ, phát huy trí tuệ, chung tay. Ngoài ra người dân còn góp của góp công. Hình thức đóng góp không chỉ thể hiện về vật chất: tiền, công sức, nguyên vật liệu, hiến đất…mà còn thể hiện sự đóng góp về mặt tinh thần: tình thần trách nhiệm, sự tự giác, lòng nhiệt tình, trí tuệ.
e. Phân cấp, phân quyền thực hiện các hoạt động của công tác dồn điền đổi thửa
Việc phân cấp cho các cấp có thẩm quyền gần sát với cộng đồng bao nhiêu thì hiệu quả thực hiện càng cao bấy nhiêu. Đồng thời, việc phân cấp phát huy được tính tự chủ ở cơ sở địa phương, phát huy sự tham gia của cộng đồng người dân, giảm thời gian chờ đợi, giảm chi phí hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc triển khai.
f. Theo dõi, giám sát đánh giá quá trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa
Công tác theo dõi và giám sát đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động là thực sự cần thiết để cộng đồng có ý kiến phản hồi về các lợi ích mà họ nhận được, hạn chế của các hoạt động đó trong công tác dồn đổi. Từ đó, cộng đồng hiểu được sự tham gia của mình có ý nghĩa gì, trách nhiệm và có kết quả là tốt nhất.
Đồng thời cộng đồng tham gia theo dõi, giám sát sẽ phát huy được vai trò, trách nhiệm của mọi người dân.việc phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện các hoạt động công tác đảm bảo các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Dưới sự giám sát của cộng đồng thì chất lượng thực hiện đảm bảo hơn, việc quản lý chặt chẽ hơn, sai phạm được kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý…
g. Sử dụng, hưởng lợi các sản phẩm, kết quả của các hoạt động trong công tác dồn điền đổi thửa
Người dân bên cạnh được tham gia dân chủ, đóng góp ý tưởng, sức người, sức của còn là đối tượng sử dụng, hưởng lợi từ những thành quả trong . Từ đó, người dân thấy được ý nghĩa thực sự, tầm quan trọng của sản phẩm đó với cuộc sống. Vấn đề đặt ra: người dân đã được hưởng lợi gì? Đã đúng với nhu cầu, nguyện vọng của họ chưa?...
h. Quản lý, bảo vệ các sản phẩm, kết quả của các hoạt động dồn điền đổi thửa
Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và bền vững của . Sản phẩm cuối cùng có tồn tại lâu dài với người dân hay không là do họ. Cộng đồng là những người tham gia và hưởng lợi, là bên trực tiếp sử dụng các sản phẩm. Thông qua các tổ chức cộng đồng để xây dựng quy chế, điều kiện, phạm vi chung.
Vai trò quản lý, bảo vệ các sản phẩm, kết quả của hoạt động biểu hiện ở các nội dung: hướng dẫn người dân sử dụng đúng, bảo vệ công trình đúng quy định, cử đại diện cộng đồng quản lý, giám sát các hoạt động của tổ chức được giao quản lý; giám sát công tác sửa chữa, duy tu công trình; huy động sự đóng góp của cộng đồng trong sửa chữa, duy tu công trình.