Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 33 - 36)

Tình trạng manh mún ruộng đất tại Việt Nam

Manh mún ruộng đất là một đặc điểm quan trọng trong nông nghiệp của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, manh mún ruộng đất rất phổ biến, đặc biệt là Miền Bắc. Qua báo cáo thực hiện Nghị định 64 của các tỉnh, tính bình quân mức đất nông nghiệp giao cho các khẩu như sau: Dưới 200m2 chiếm 2 - 3% số khẩu, từ 200 - 400m2 chiếm 8 - 10%, từ 400 - 600m2

chiếm 25 - 30%, từ 600 - 800m2 chiếm 50%, từ 800 - 1000m2 chiếm 10 - 12%, còn lại là được giao trên 1000m2.( Lê Đình Hiếu, 2011)

Bảng 2.1. Mức độ manh mún ruộng đất của các vùng ở Việt Nam

TT Vùng sinh thái

Tổng số thửa/hộ (thửa)

Diện tích bình quân/thửa (m2)

Trung Bình

Cá

biệt Đất lúa Đất rau

1 Trung du miền núi bắc bộ 10 - 20 50 150 - 300 100 - 150

2 Đồng bằng sông hồng 7 25 300 - 400 100 - 150

3 Duyên hải bắc trung bộ 7 - 10 30 300 - 500 200 - 300 4 Duyên hải nam trung bộ 5 - 10 30 300 - 1000 200 - 1000

5 Tây nguyên 5 25 200 - 500 1000 - 5000

6 Đông nam bộ 4 15 1000 - 3000 1000 - 5000

7 Đồng bằng sông cửu long 3 10 3000 - 5000 500 - 1000

Nguồn: Tổng cục địa chính năm 1998

− Thái bình

Thái bình là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Góp phần vào phong trào xây dựng nông thôn mới, thái bình là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước về công tác dồn điền đổi thửa. Một trong những thành công nổi bật của Thái Bình là công tác dồn điền đổi thửa. Thái bình đã xác định dồn điền đổi thửa là nhiệm vụ mấu chốt để phát triển nền sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đặc điểm diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, bình

quân khoảng 500m2/khẩu; tuy nhiên, trước đây việc sử dụng đất manh mún, bình quân 3,67 thửa/hộ, nên điều kiện canh tác khó khăn, nhất là việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất, dẫn tới hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp chưa đạt như mong đợi.

Nhận thức được do sản xuất manh mún, chưa tạo ra được những vùng sản xuất lớn, tập trung nên sản phẩm nông nghiệp chưa thực sự trở thành hàng hóa, giá trị nông nghiệp chưa cao. Do đó, thái bình xác định công tác dồn điền đổi thửa là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ thực tế chỉ đạo nhiệm vụ phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới ở 8 xã điểm, sở tài nguyên và môi trường, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tiến hành tổng kết, xây dựng đề án dồn điền đổi thửa chỉnh trang đồng ruộng. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án số 214/QĐ-UBND ngày 15/2/2011 về việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, thái bình đã thành lập tổ công tác và các nhóm giúp việc trực tiếp xuống các huyện, thành phố và các xã kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa ở các xã. Đồng thời, ban hành hướng dẫn và biểu mẫu hướng dẫn công tác dồn điền đổi thửa. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh đã tổ chức các cuộc tập huấn cho trên 3.000 cán bộ cấp huyện, xã, thôn để tuyên truyền, hướng dẫn chuyên môn về dồn điền đổi thửa; đồng thời tổng hợp các xã đăng ký thực hiện để báo cáo UBND tỉnh cấp kinh phí để hỗ trợ thực hiện công tác dồn điền đổi thửa.

Để công tác dồn điền đổi thửa được triển khai đồng bộ, hiệu quả, các huyện, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong việc chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Theo đó, tất cả các huyện, thành phố đều tổ chức hội nghị tập huấn cho ban chỉ đạo, tổ công tác, các ban, ngành của huyện, xã và các tiểu ban dồn điền đổi thửa ở các thôn. Công tác tuyên truyền tại các địa phương được đẩy mạnh, sâu, rộng về ý nghĩa, mục đích, nguyên tắc và tầm quan trọng của việc dồn điền đổi thửa trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời

kết hợp với các cuộc họp từ xã đến thôn nhằm làm rõ hơn lợi ích của việc dồn điền đổi thửa trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo được sự đồng thuận đối với người dân phấn khởi tin tưởng, tự giác đóng góp diện tích đất và ngày công lao động để đào đắp hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng, thi đua thực hiện tạo thành chiến dịch chỉnh trang đồng ruộng.

Thái Bình cơ bản đã thực hiện xong dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng. Địa phương đã giảm được 499.930 thửa, chỉ còn 462.187 thửa, bình quân chung toàn tỉnh là 1,79 thửa/hộ. Cùng với kết quả dồn điền đổi thửa, người dân đã tự nguyện góp trên 2.000 ha đất để làm công trình giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Khối lượng đào đắp giao thông, thuỷ lợi nội đồng bình quân mỗi xã khoảng 50.000m3. Hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng được các xã thực hiện theo đúng quy hoạch.

Các xã đều quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mỗi xã có từ 3-4 vùng. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và thực hiện cánh đồng mẫu lớn; là điều kiện tốt để các tập thể, cá nhân mạnh dạn đầu tư vốn để mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần làm giảm chi phí, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Qua thực tế ở các xã đã dồn điền đổi thửa, chỉnh trang nội đồng, máy móc, cơ giới được đầu tư, nên khâu làm đất đạt 100%, vận chuyển đạt 100%, gặt khoảng 80%, bơm nước 100%. Cũng nhờ được cơ giới hoá, nên đã giảm được chi phí trong sản xuất nông nghiệp như khâu làm đất giảm được từ 40.000-50.000 đồng/sào; khâu gặt giảm 90.000 đồng/sào.

Rút ra một số kinh nghiệm: Thái Bình cho thấy, công tác dồn điền đổi thửa thực chất là cuộc vận động nhân dân dồn chuyển diện tích đất nông nghiệp được giao ổn định từ nhiều thửa nhỏ thành một hoặc hai thửa phù hợp với vùng sản xuất đã được quy hoạch. Nhân dân đóng góp một phần diện tích đất đã được giao và ngày công lao động để đào đắp hệ thống giao thông, thuỷ

lợi nội đồng. Do vậy, cần phải có sự quyết tâm cao, tập trung trong vai trò lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh tới cơ sở. Đặc biệt, Đảng uỷ, HĐND cấp xã, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân; không chần chừ, không ngại va chạm nhưng cũng không chủ quan, nóng vội. Từng nội dung phải đưa ra họp bàn để nhân dân bàn bạc dân chủ, công khai và ban hành thành nghị quyết họp dân theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số trước khi thực hiện. Tránh ép buộc nhân dân, gây khiếu kiện làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị tại địa phương.

Cần coi công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến gương điển hình tiên tiến cho nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu rõ. Các ban, ngành, đoàn thể ở cấp xã phải vận động đoàn viên, hội viên, khuyến khích, khen thưởng những người có nhiều đóng góp. Mềm dẻo, kiên trì thuyết phục những người còn nhiều ý kiến thắc mắc để tạo sự đồng thuận và tự giác thực hiện.

Cán bộ cấp xã, thôn tham gia công tác dồn điền đổi thửa phải thật khách quan, nhiệt tình, trách nhiệm, không ngại khó khăn và phải có trình độ hiểu biết về công tác này. Trong quá trình thực hiện phải mềm dẻo, giải thích cho nhân dân theo nguyên tắc và nội dung của đề án dồn điền đổi thửa, không được giải thích theo ý chủ quan và cần gương mẫu trong thực hiện. Đây là nhân tố quan trọng để dân tin và tự giác làm theo( báo hà nội mới, 2014).

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong công tác dồn điền đổi thửa tại xã xuân dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 33 - 36)