Khái quát địa bàn hoạt động của Vietcombank LongAn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 28 - 31)

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Long An

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nơng sản lớn nhất của Đồng bằng Sơng Cửu Long. Diện tích tự nhiên của tồn tỉnh là 4.492,4 km2 với 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và 13 huyện cùng 192 đơn vị hành chính cấp xã. Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì tính đến cuối năm 2012, dân số tồn tỉnh Long An đạt gần 1.458.000 người, mật độ dân số đạt 325 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 262.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.196.000 người.

Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013, Long An xếp ở nhóm Khá, hạng 19 trong 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ước tính đến cuối năm 2012, tỉnh Long An có 4.810 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 81.750 tỷ đồng, cấp chứng nhận đầu tư cho 477 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.700 triệu USD và có 270 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1.700 triệu USD. Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng... Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng sẽ được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

GDP trong 3 năm qua đều ở mức cao trung bình trên 10%, có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, đặc biệt tốc độ tăng trưởng các ngành cơng nghiệp có xu hướng tăng nhanh, nơng nghiệp giảm, dịch vụ tăng từ đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp/nông nghiệp/ dịch vụ năm 2012 là

38,5%/33%/31,5% trong GDP. Thu ngân sách mức cao, đầu tư xã hội GDP mức khá tốt khoảng 35-35% tổng GDP, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng nhanh, năm 2012/2011 tăng 24%, năm 2013 tăng 17,5%.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Long An giai đoạn năm 2011 – 2013

Nội dung Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tốc độ tăng trưởng GDP % 12,2 10,5 11 + Công nghiệp % 17,5 14,6 14,8 + Nông nghiệp % 5,2 3,3 2,9 + Dịch vụ % 12,1 11,5 11,5 Cơ cấu GDP + Công nghiệp + Nông nghiệp + Dịch vụ % 33,5 36,7 29,8 37,5 32,5 30,0 38,5 30,0 31,5 GDP bình quân đầu người triệu đồng 29, 6 36,6 40,0

Thu ngân sách tỷ đồng 4.575 4.888 5.105

Số lượng doanh nghiệp DN 4.490 5.282 5.810

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của UBND tỉnh Long An)

2.1.2. Thực trạng hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Long An

Do có vị trí địa lý khá thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các ngành công nghiệp, dịch vụ đa dạng nên trên địa bàn tỉnh Long An hiện đã có 35 chi nhánh cấp I cùng 178 điểm giao dịch của các NHTM. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn xuất hiện các chi nhánh, đại lý của các định chế tài chính như Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, Prudential, AIA, Dai-ichi,... cùng với hệ thống chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện rộng khắp. Tính đến cuối năm 2013, số dư huy động vốn trên toàn tỉnh đạt 25.929 triệu đồng, tăng 16,3% so với năm 2012. Mặc dù bối cảnh kinh tế chung cịn khó khăn nhưng kinh tế tỉnh Long An đang có sức hấp vốn rất mạnh, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh tính đến cuối năm 2013 là 28.734 triệu đồng, tăng 13,4% so với thời điểm đầu năm; trong đó, dư nợ cho vay nơng nghiệp, nơng

thơn chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt khoảng 8.649 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,67% tổng dư nợ.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hoạt động của một số NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm Vietcombank

Long An Vietinbank Long An BIDV Long An Agribank Long An Huy động vốn 2011 1.304 1.920 1.184 5.701 2012 1.945 2.537 1.428 7.147 2013 2.172 2.475 1.385 7.419 Tín dụng 2011 2.152 2.537 1.120 7.044 2012 2.685 2.869 1.497 8.290 2013 2.984 2.856 1.679 8.787 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2011 1,7% 0,3% 1,7% 1,2% 2012 8,8% 0,3% 1,1% 0,8% 2013 9,4% 0,4% 5,2% 1,1% Lợi nhuận 2011 51.656 73.146 35.796 175.253 2012 9.674 82.141 39.814 221.022 2013 -131.000 80.701 10.622 213.366

(Nguồn: Đề án tái cơ cấu toàn diện đến năm 2015 của Vietcombank Long An)

Mặc dù có rất nhiều NHTM cùng hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An nhưng nhìn chung các sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng là tương đồng nhau, bao gồm dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, tín dụng, ngân hàng điện tử và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác (chuyển tiền, phát hành thẻ, mua bán ngoại tệ, thanh toán lương, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại,…). Do đó, để tăng khả năng cạnh tranh, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới, gia tăng quy mô và thị phần khách hàng. Điều này làm cho áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.

đang dẫn đầu do có lợi thế thành lập từ trước, mạng lưới hoạt động rộng lớn đến tận các xã và đối tượng khách hàng chủ yếu là người nông dân, tư nhân cá thể, hộ sản xuất. Tiếp theo sau là Vietinbank Long An, BIDV Long An và Vietcombank Long An. Nhóm các NHTM này có tốc độ phát triển nhanh và ổn định, sản phẩm dịch vụ đa dạng, đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp, dịch vụ.

Nhóm các NHTMCP (Sacombank, DongAbank, ACB, Techcombank, MB,...) mặc dù mới thâm nhập địa bàn nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh và cạnh tranh quyết liệt với các NHTMNN trên tất cả các lĩnh vực, trong đó gay gắt nhất là hoạt động cho vay và công tác huy động vốn. Ưu thế của các ngân hàng này là sự chủ động và linh hoạt trong quyết định cho vay, lãi suất huy động và cho vay cạnh tranh, phí dịch vụ thấp hơn các NHTMNN trên địa bàn. Đặc biệt, nhóm các NHTMCP có chiến lược tập trung mạnh vào khai thác và phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, vốn được đánh giá là rất có tiềm năng và sẽ được các ngân hàng chú trọng phát triển trong những năm tới, đặc biệt khi tín dụng cịn khó khăn.

Các ngân hàng khác như Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam và các quỹ tín dụng nhân dân mặc dù không thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như ngân hàng thương mại nhưng cũng đã thu hút một lượng vốn huy động và cho vay nhất định, chia sẻ thị phần hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)