Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 79 - 81)

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank

3.3.3 Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động

Bên cạnh sản phẩm dịch vụ và đội ngũ nhân viên thì mạng lưới hoạt động cũng là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM trên địa bàn tỉnh Long An. Sở hữu mạng lưới hoạt động rộng cùng nhiều hình thức kênh phân phối khác nhau sẽ giúp NHTM có cơ hội để cung cấp trực tiếp sản phẩm dịch vụ đến với nhiều khách hàng hơn, từ đó từng bước gia tăng thị phần thông qua việc khai thác các thị phần tiềm năng cũng như giành lấy thị phần của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc mở rộng mạng lưới hoạt động luôn được ban lãnh đạo Vietcombank Long An quan tâm trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có hai hướng phát triển mạng lưới hoạt động, bao gồm:

- Phát triển mạng lưới hoạt động theo kênh phân phối truyền thống: bao gồm gia tăng số lượng và chất lượng của các địa điểm giao dịch. Theo quy định của

Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 thì Vietcombank Long An hiện đã phát triển đủ số lượng phịng giao dịch nên khơng thể đăng ký mở mới trong thời gian này. Do đó, chi nhánh cần tập trung nguồn lực vào việc phát triển chất lượng của các phòng giao dịch nhằm xây dựng các điểm giao dịch tài chính hiện đại, thân thiện và có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đa dạng về tài chính của khách hàng.

- Bên cạnh kênh truyền thống thì Vietcombank Long An cịn có thể phát triển mạng lưới hoạt động theo kênh phân phối hiện đại, bao gồm các dịch vụ ATM, POS và các dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking.... Lợi thế của kênh phân phối này là giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí đến ngân hàng giao dịch, đồng thời ngân hàng cũng không cần phải đầu tư nhiều vào các địa điểm giao dịch và giảm bớt chi phí nhân sự. Kênh phân phối hiện đại. Để phát triển kênh phân phối hiện đại, Vietcombank Long An cần chú trọng mục tiêu phát triển hệ thống dịch vụ ATM, POS và ngân hàng điện tử đồng bộ, thân thiện, và có tính bảo mật cao nhằm thu hút nhiều hơn số lượng khách hàng đăng ký sử dụng.

Một số giải pháp cụ thể Vietcombank Long An cần thực hiện để đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu vừa nêu ở trên như sau:

- Đánh giá lại hiệu quả hoạt động của mạng lưới máy rút tiền tự động ATM và các thiết bị chấp nhận thẻ POS để bố trí, điều chỉnh vị trí cho phù hợp. Nghiên cứu lắp đặt thêm các máy ATM và POS tại các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng lớn trên địa bàn tỉnh,… theo hướng đầu tư có trọng điểm, mang lại hiệu quả cao từ việc thu hút thêm khách hàng, góp phần mở rộng mạng lưới, chiếm lĩnh thị phần, từ đó nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của Vietcombank Long An.

- Đẩy mạnh việc giới thiệu, bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng và tận dụng các cơ hội hợp tác với các tổ chức khác để tăng khả năng liên kết bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thường xuyên ghi nhận ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm phản ánh kịp thời cho Hội

Sở Chính để có những điều chỉnh, cải tiến sản phẩm theo hướng ngày càng tiện ích và thân thiện hơn với người sử dụng.

- Tận dụng các mối quan hệ gia đình, bạn bè của nhân viên với phương châm “nhân viên Vietcombank cùng người thân sử dụng sản phẩm của Vietcombank”.

- Thành lập tổ tư vấn và tiếp thị khách hàng (có sự tham gia hỗ trợ của các thành viên từ các phòng, ban khác của chi nhánh) với chức năng chuyên tìm kiếm và bán các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank Long An, đặc biệt trong công tác vận động tiền gửi tiết kiệm từ các dự án đền bù giải tỏa từ các hộ dân cư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)