Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 78 - 79)

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank

3.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong tình hình hiện nay, khi mà các đặc tính về sản phẩm dịch vụ, tiện ích cơng nghệ giữa các NHTM là khơng có sự khác biệt quá lớn thì đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, tận tâm và giàu kinh nghiệm chính là chìa khố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị mình, Vietcombank Long An cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

- Có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại các phòng nghiệp vụ, đặc biệt là phòng khách hàng, nhằm đáp ứng cho kế hoạch tăng trưởng của Vietcombank Long An trong thời gian tới. Chú ý đào tạo chuyên môn gắn liền với bồi dưỡng đạo dức, giáo dục và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ nhằm hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa có tâm, vừa có tầm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập và phát triển, hạn chế rủi ro do đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. Thường xun rà sốt cơng tác quy hoạch, nhận xét đánh giá cán bộ để bố trí phù hợp với năng lực, sở trường của từng người, có như thế mới phát huy khả năng và tăng năng suất lao động.

- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng xử lý công việc một cách chuyên nghiệp cho cán bộ nhân viên theo từng yêu cầu, mục đích cụ thể. Đối với nhân viên mới, Vietcombank Long An cần thường xuyên cập nhật cũng như phối hợp với Trung tâm đào tạo để đăng ký cho các nhân viên này tham gia các lớp học về đào tạo nghiệp vụ cơ bản. Đối với cán bộ tín dụng, chi nhánh nên thuê các giảng viên giỏi của các Trường Đại học và Trung tâm nghiên cứu trong nước về giảng dạy các lớp bồi dưỡng kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, kỹ năng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn để nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ trong cơng tác thẩm định và

cho vay, hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu. Đối với cán bộ là giao dịch viên, chi nhánh cần mở các lớp đào tạo về kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm nhằm tạo ra phong cách giao dịch chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng, góp phần đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Vietcombank Long An nên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn định kỳ hàng năm nhằm rà soát lại chất lượng đội ngũ cán bộ và có những thay đổi kịp thời nếu cần thiết.

- Công tác điều động, luân chuyển cán bộ cần được thực hiện một cách khéo léo, hiệu quả nhằm sắp xếp đúng người đúng việc, phát huy được tối đa khả năng của từng cán bộ nhân viên, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Long An.

- Sử dụng hình thức thi đua khen thưởng như một địn bẩy kích thích người lao động thi đua sáng tạo, lao động hiệu quả. Trong chính sách đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thỏa đáng đối với những người có trình độ chun mơn cao, có nhiều đóng góp cho ngân hàng. Có như vậy mới phát huy hết khả năng của từng người lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)