Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 74 - 78)

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank

3.3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Theo kết quả khảo sát thì sản phẩm dịch vụ của Vietcombank Long An được đánh giá khá cao nhờ vào tính phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ như huy động vốn, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu,… đều có thị phần đang nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên thủ tục và quy trình giao dịch của một số sản phẩm đơi khi còn phức tạp, kéo dài gây phiền hà cho khách hàng. Bên cạnh đó chính sách lãi suất, nhất là lãi suất huy động của chi nhánh chưa thật sự hấp dẫn so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, để đạt được mục tiêu mở rộng thị phần, tăng trưởng bền vững đòi hỏi sản phẩm dịch vụ

của Vietcombank Long An phải không ngừng được cải tiến, nâng cao chất lượng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng theo các định hướng sau:

- Rà soát và nghiên cứu các đặc điểm, tính năng của từng sản phẩm dịch vụ nhằm đề xuất cho Hội Sở Chính các giải pháp cải tiến quy trình, thủ tục cho đơn giản, thân thiện hơn, mang lại sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng.

- Tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mang tính thế mạnh của Vietcombank nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

- Kết hợp đồng bộ với các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực công nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm tạo ra nguồn lực tổng hợp để mang lại cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, chất lượng cao, giá hấp dẫn đi kèm với chính sách hậu mãi chu đáo.

Một số giải pháp đối với từng loại sản phẩm dịch vụ cụ thể như sau:

- Huy động vốn:

+ Để nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, Vietcombank Long An cần triển khai thêm nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của khách hàng tại địa phương để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi. Đặc biệt, chi nhánh cần tập trung tăng trưởng nguồn vốn huy động trung - dài hạn, giảm dần tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay trung - dài hạn để tăng thêm tính thanh khoản cũng như phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

+ Liên tục cập nhật tình hình biến động lãi suất huy động của các NHTM khác trên thị trường để kịp thời áp dụng lãi suất huy động vốn phù hợp nhằm tăng sức cạnh tranh đồng thời vẫn bảo đảm lợi nhuận hợp lý từ sản phẩm dịch vụ này. Đối với nhóm khách hàng có số dư tiền gửi lớn và các khách hàng tổ chức và định chế tài chính có nguồn vốn nhàn rỗi lớn như điện lực, bưu điện, bảo hiểm, kho bạc..., Vietcombank Long An cần trình Hội Sở Chính để được áp dụng mức lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh nhằm giữ khách hàng, tránh để các đối thủ lơi kéo. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần có các hoạt động như mời tham quan du lịch, tặng quà, mời cơm, giao lưu văn nghệ, thể thao đối với ban lãnh đạo các đơn vị này nhằm thắt chặt mối quan hệ tình cảm và tăng lịng trung thành của khách hàng.

+ Do tỉnh Long An đang trong giai đoạn phát triển, các dự án mở khu công nghiệp, công ty, nhà máy liên tục được triển khai dẫn đến nguồn tiền đền bù giải phóng mặt bằng rất lớn. Vì vậy, Vietcombank Long An cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan chức năng nhà nước như Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã; Phịng tài ngun mơi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất,… để nắm bắt kịp thời thông tin về quy hoạch, giải toả, đền bù, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các NHTM khác, vốn cũng rất quyết liệt trong công tác huy động vốn từ nguồn tiền này.

+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị, chào mời dịch vụ tiền gửi thanh toán đến các doanh nghiệp nhằm tận dụng được nguồn vốn không kỳ hạn, lãi suất thấp, nâng chênh lệch lãi suất huy động với giá mua vốn của Vietcombank góp phần tăng thu nhập rịng từ sản phẩm dịch vụ huy động vốn. Bên cạnh đó Vietcombank Long An cịn có cơ hội tăng khả năng bán chéo thêm nhiều sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho khách hàng như chuyển tiền trả lương, nộp ngân sách nhà nước, đóng bảo hiểm, phát hành thẻ ATM,….

- Cho vay:

+ Trong cơng tác tín dụng cũng phải tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, chủ động bán hàng, bổ sung thêm nhân sự để tiếp thị khách hàng mới. Đa dạng hóa danh mục tín dụng, chú trọng ngành hàng có rủi ro thấp, thường xuyên đánh giá rủi ro ngành để từ đó có những khuyến nghị, tư vấn cho khách hàng mức độ rủi ro để khách hàng có giải pháp ứng phó kịp thời, mặt khác giúp cho việc cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng hạn chế ngành có mức độ rủi ro cao trong tỷ trọng dư nợ của Chi nhánh.

+ Tập trung duy trì khách hàng tốt hiện có, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới hoạt động trong ngành lĩnh vực ưu tiên phát triển.

+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát nhằm kịp thời phát hiện sai sót để các phòng, các bộ phận tự chấn chỉnh kịp thời, để đưa hoạt động của Chi nhánh ngày càng được củng cố tốt hơn.

+ Tăng cường tìm hiểu, nắm bắt tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

+ Giao công việc cho cán bộ khách hàng phù hợp năng lực, khả năng giao tiếp, đàm phán với khách hàng. Thực tiễn cho thấy cán bộ có năng lực nhưng cách thức giao tiếp, khả năng nắm bắt tính cách, diễn biến tâm lý khách hàng chưa tốt thì hiệu quả cơng việc cũng không cao, kết quả đàm phám các vấn đề vướng mắc cũng không tốt.

+ Khuyến khích tạo mơi trường cạnh tranh thơng qua việc đề bạt, quy hoạch, lương, các phong trào thi đua để mỗi cán bộ phải tự phấn đấu học tập, học tập lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường khả năng tác nghiệp.

- Những sản phẩm dịch vụ khác:

+ Kinh doanh ngoại tệ: tận dụng điểm mạnh của Vietcombank trong thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế. Tăng cường hoạt động tiếp thị đến các khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, nhất là khách hàng doanh nghiệp. Đối với cơng tác thanh tốn quốc tế, cần đẩy mạnh hơn nữa theo hướng tăng cường tiếp thị các doanh nghiệp xuất khẩu, có chính sách ưu đãi xuất khẩu,... để tạo nguồn ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn từ Hội sở chính.

+ Sản phẩm thẻ và ngân hàng điện tử: Tiếp tục phát huy hiệu quả, thực hiện triệt để việc giao chỉ tiêu các hoạt động kinh doanh bán lẻ, thẻ ngân hàng điện tử đến từng nhân viên, duy trì và đẩy mạnh hơn nữa mức tăng trưởng như thời gian qua.

+ Tiếp tục duy trì và tăng cường cơng tác bán chéo sản phẩm, thực hiện bán sỉ số lượng lớn các sản phẩm thẻ thông qua các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp. Theo đó, khi Phịng khách hàng đến một doanh nghiệp để tiếp thị cho vay, nên kết hợp với Phòng khách hàng thể nhân, Phịng Thanh tốn dịch vụ để giới thiệu về dịch vụ bán lẻ, thẻ, ngân hàng điện tử.

+ Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, ngăn chặn nguy cơ bị giành giật khách hàng. Bên cạnh chăm sóc các chủ thẻ có doanh số sử dụng lớn, thời gian tới Vietcombank Long An nên tăng cường việc chăm sóc các đơn vị chấp nhận thẻ

bằng cách thường xuyên trao đổi, định kỳ tổ chức thăm hỏi, trực giải quyết sự cố nhanh chóng và tặng quà cho những đơn vị chấp nhận thẻ có doanh số lớn.

+ Có chính sách ưu đãi, ghi nhận đối với các nhân viên quản lý ATM, POS khi phải khắc phục sự cố ngoài giờ. Tăng cường công tác giám sát, tiếp quỹ kịp thời cho các máy ATM trong thời gian cao điểm như chi trả lương, thưởng của các tổ chức, các dịp lễ, Tết đảm bảo hệ thống ATM hoạt động thông suốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)