CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.2 Các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh
1.2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Sử dụng mơ hình 5 nhóm áp lực cạnh tranh [2, tr.19] của M.Porter để phân tích, bao gồm mối đe dọa từ những cơng ty có thể gia nhập thị trường, áp lực từ nhà cung ứng, nguy cơ từ những sản phẩm có thể thay thế, những quyền của người mua và cuối cùng hết sức quan trọng là áp lực cạnh tranh giữa các đơn vị trong ngành, đây được xem như môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây cũng chính là những áp lực mà doanh nghiệp phải cạnh tranh trực tiếp. Do vậy, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá đúng.
Hình 1.1: Mơ hình 5 lực tác động hay cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp.
Nguồn: [2, Tr. 19]
Đe dọa của những người gia nhập ngành (đối thủ tiềm ẩn)
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập
ngành. Những đối thủ này khi gia nhập ngành sẽ đem theo những nguồn lực mới: tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ mới… Chính điều này làm cho cạnh tranh diễn ra rất gay gắt và làm cho thị phần cũng như lợi nhuận giảm. Mối đe dọa xâm nhập ngành phụ thuộc vào: tính kinh tế nhờ quy mơ, tính dị biệt hóa sản phẩm, các u cầu về vốn, phí tổn chuyển đổi, khả năng tiếp cận các kênh phân phối.
Tóm lại việc gia nhập ngành của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lợi nhuận của ngành mức rủi ro, cụ thể là:
Bảng 1.1: Rào cản mức xâm nhập ngành.
Rào cản xâm nhập
Thấp Lợi nhuận thấp, ổn định Lợi nhuận thấp, rủi ro cao Cao Lợi nhuận cao, ổn định Lợi nhuận cao, rủi ro cao
Nguồn: [2, Tr. 34]
Từ việc phân tích các rào cản này giúp doanh nghiệp khơng ngừng nâng cao chúng, chính tự nâng cao chính các nguồn lực của mình nhằm đối phó với các đối thủ chuẩn bị hay muốn xâm nhập ngành.
Áp lực từ sản phẩm thay thế
Xét theo nghĩa rộng (cạnh tranh chung) thì các cơng ty trong cùng một ngành đều có cạnh tranh với các sản phẩm thay thế từ các ngành khác. Chính các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa (mức trần) đối với những mức giá mà những cơng ty trong ngành ấy có thể đưa ra trong phạm vi có thể thu được lợi nhuận. Điều này thể hiện qua độ co giãn của cầu chéo, tức là khi giá sản phẩm trong ngành tăng khuyến khích dùng các sản phẩm thay thế. Một số loại hình thay thế là: thay thế hồn tồn, thay thế bình thường.
Sức mạnh mặc cả của người mua
Người mua trực tiếp có thể buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Áp lực này xuất hiện từ những điều kiện sau:
+ Người mua có tính tập trung hay mua những khối lượng hàng hóa lớn so với doanh số người bán.
+ Số lượng người mua ít sản phẩm, nhóm người mua này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí người mua bỏ ra.
+ Lợi nhuận người mua này thấp. Người mua tạo ra được mối đe dọa có cơ sở là họ có thể rút ra khỏi thị trường.
+ Sản phẩm không quan trọng đối với chiến lược sản phẩm hay dịch vụ của người mua.
+ Người mua có đủ thơng tin.
Như vậy, những người tiêu dùng cũng như khách hàng của ngành, với tư cách người mua có hầu hết các quyền lực như vậy. Do vậy để giảm áp lực từ người mua công ty cần lựa chọn nhóm khách hàng của mình có ít quyền lực nhất hay thay đổi quyền lực của họ.
Sức mặc cả của nhà cung ứng
Nhà cung cấp là một áp lực khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào của doanh nghiệp, giảm chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung cấp qua đó làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp sẽ có sức mạnh mặc cả khi: + Có rất ít nhà cung cấp cho cùng mặt hàng;
+ Không buộc phải “giành giật” với những sản phẩm thay thế khác có thể đem bán trong ngành nghề ấy.
+ Công ty không phải là khách hàng thường xuyên của họ và không quan trọng, lại mua với số lượng ít.
+ Nguyên liệu đầu vào là các mặt hàng quý, hiếm.
+ Các nhà cung ứng là những nhà cung ứng độc quyền hoặc sản phẩm thay thế đặc biệt mà cơng ty khơng có nhà cung cấp nào khác.
Đây là áp lực thường xuyên và trực tiếp cạnh tranh với công ty để dành lấy những vị thế cạnh tranh nhất định. Các doanh nghiệp trong ngành thường dùng các chiến thuật cạnh tranh về giá cả, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và gia tăng chất lượng chăm sóc khách hàng. Các yếu tố quyết định đến tính chất và cường độ cạnh tranh bao gồm:
+ Số đối thủ cạnh tranh quá nhiều hoặc quy mô cân bằng.
+ Tốc độ tăng trưởng ngành chậm. Điều này tạo ra cuộc chiến khốc liệt giành thị phần.
+ Chi phí cố định hoặc lưu trữ cao. Chính điều này làm cho các doanh nghiệp tăng sản lượng nhằm tận dụng hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô nên tạo ra dư thừa lớn trong ngành và cuộc chiến về giá xảy ra.
+ Tính dị biệt hóa khơng cao và chi phí chuyển đổi thấp, chính điều này tạo ra cuộc cạnh tranh về giá và lòng trung thành của khách hàng.
+ Các đối thủ cạnh tranh đa dạng, phức tạp nên khó thỏa thuận luật chơi thống nhất và cùng chia sẻ phân đoạn.
+ Quyết tâm cao trong đường lối chiến lược của đối thủ. Họ sẵn sàng cạnh tranh với bất kỳ đối thủ nào và bằng mọi cách đạt được mục tiêu, chấp nhận hi sinh lợi nhuận trong ngắn hạn.
+ Rào cản trở ngại cho việc thốt khỏi. Họ có thể phải ở lại mặc dù không muốn, khi ở lại họ sẽ cạnh tranh gay gắt hơn. Việc khó thốt ra khỏi ngành là do:
Tài sản thiết bị chun mơn hóa cao. Phí tổn cố định thốt ra lớn.
Các rào cản tinh thần.
Các chính sách của Nhà nước và xã hội.
Như vậy, chính các đối thủ cạnh tranh hiện tại là lượng lực cạnh tranh quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải đương đầu. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao các năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp cần quan tâm đến hoạt động của đối thủ
cạnh tranh để có những phản ứng kịp thời. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cần phải phân tích mơi trường nội bộ trong Doanh nghiệp.