6. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá thực trạng về sự gắn kết của người lao động với nhà máy
2.4.5. Đánh giá thực trạng về lương, thưởng, phúc lợi
Ưu điểm:
- Nhà máy có hệ thống trả công lao động tương đối đầy đủ và phù hợp, các mức thưởng hợp lý tùy theo kết quả thực hiện công việc của từng bộ phận.
- Chế độ phúc lợi cho CBCNV được thực hiện đầy đủ thể hiện sự quan tâm của nhà máy đối với người lao động.
Nhược điểm:
- Do nhu cầu sản xuất tăng, người lao động thường xuyên làm thêm giờ nên nhà máy gặp khó khăn trong việc giải quyết công bù, công tăng ca cho người lao động.
- Mức lương của lao động trình độ thấp (THPT, trung cấp) đặc biệt trong khối sản xuất còn khá thấp, một số khu vực sản xuất không hiệu quả nên mức thưởng không cao dẫn tới người lao động khó đảm bảo cuộc sống của mình.
- Các chương trình phúc lợi hầu như qui đổi thành tiền nên người lao động ít tham gia vào các chương trình, hoạt động tập thể để nâng cao sự đoàn kết.
Những nguyên nhân yếu kém:
- Quy định tăng ca ở nhà máy chỉ áp dụng cho lao động sản xuất trực tiếp, không áp dụng cho khối kỹ thuật và văn phịng, việc tăng ca ngồi quy định do nhu cầu sản xuất kinh doanh của nhà máy phải được phê duyệt của Tổng giám đốc, đồng thời thủ tục giải trình cho sự gia tăng chi phí lao động chiếm khá nhiều thời gian nên đa số thù lao tăng ca của người lao động thường được nhận trễ từ 1-2 tháng.
- Những năm sau 2010 nhà máy áp dụng chính sách thưởng theo năng suất sản xuất, tuy nhiên trước đó chưa rà sốt cũng như chưa phân bổ lại nguồn lực sản xuất cho các phân xưởng. Dẫn đến trong 3 năm trở lại đây một số phân xưởng với các nguồn lực yếu kém về thiết bị, nhân lực thì hiệu quả sản xuất khơng cao dẫn đến thu nhập của người lao động giảm sút.
- Tổ chức cơng đồn của nhà máy hiện tại thiếu nhân lực có chun mơn, cũng như thiếu kinh nghiệm nên trong các hoạt động tập thể thường khơng dự đốn và kiểm sốt được các tiêu cực. Do đó các lãnh đạo của nhà máy quyết định cho quy đổi các chương trình phúc lợi thành tiền mặt và chi trả cho người lao động. Điều này càng làm giảm đi các chương trình tập thể để nâng cao sự đồn kết.
Tóm tắt chương 2
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết trình bày trong chương 1. Trong chương 2 tác giả đã trình bày tổng quan về Nhà máy Hóa Chất Biên Hịa, đồng thời giới thiệu sơ lược về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình nhân lực và một số chính sách nhân sự của nhà máy. Sau đó tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, thiết kế và mã hóa thang đo, tiếp theo chọn mẫu và khảo sát.
Sau khi khảo sát 300 phiếu, tác giả thu về 276 phiếu hợp lệ và tiến hành dùng phần mềm SPSS 22 để xử lý và phân tích số liệu. Đầu tiên tác giả kiểm định độ tin cậy của
thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA sau đó tiến hành phân tích sự khác biệt các đặc tính cá nhân như giới tính, trình độ, độ tuổi, vị trí cơng tác, bộ phận làm việc, thâm niên cơng tác và phân tích thống kê mơ tả trung bình.
Từ kết quả phân tích, tác giả đối chiếu, so sánh với thực tế để đưa ra các đánh giá về ưu, nhược điểm và những nguyên nhân yếu kém cho từng yếu tố cấp trên, cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc, đồng nghiệp, thu nhập và phúc lợi. Đây sẽ là cơ sở để đề ra các giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động với nhà máy trong chương 3.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY HĨA CHẤT BIÊN HỊA