Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 31 - 39)

1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

1.5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Việt Nam xây dựng và phát triển TTNH trong bối cảnh trên thế giới đã có những TTNH của các khu vực và thế giới vì thế Việt Nam có thể kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực mà có những yếu tố nền kinh tế nền tảng tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên kinh nghiệm vận hành và phát triển thị trường sẽ tuỳ thuộc vào những điều kiện cơ sở của mỗi quốc gia vấn đề quan trọng là học hỏi kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá cũng như quản lý ngoại hối vừa tạo cơ sở phát triển TTNH vừa đảm bảo an toàn hệ thống tài chính bối cảnh tồn cầu hố ngày nay.

Chọn lựa những quốc gia có cơ chế tỷ giá và độ mở cửa tương đồng với Việt Nam, như Singapore, Philippine, Trung Quốc, HongKong để học hỏii kinh nghiệm

về phát triển TTNH. Đối với những quốc gia này, vấn đề quan trọng là vừa quản lý được hoạt động kinh doanh ngoại hối để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính vừa có thể tạo điều kiện khơi thong các dòng luân chuyển tiền tệ nhằm phát triển TTNH.

Kinh nghiệm Trung Quốc: Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) cam kết duy

trì một tỷ giá ổn định trên thị trường ngoại hối thông qua việc can thiệp vào hệ thống giao dịch ngoại hối. Chính sách tỷ giá được điều hành phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ánh đúng sức mua của đồng CNY. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại, giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán, đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Sau đó Trung Quốc đã thực hiện việc cải cách về chính sách tỷ giá vào ngày 21/7/2005, nới lỏng tỷ giá chấp nhận cho CNY tăng giá nhằm giảm giá nhằm giảm áp lực lạm phát.

Về quản lý ngoại hối, Trung Quốc thực hiện biện pháp hạn chế tối đa các giao dịch trong nước sử dụng bằng ngoại tệ, nghiêm cấm người cư trú thanh toán mua bán, chuyển nhượng cho nhau bằng ngoại tệ. Cấm sử dụng ngoại tệ để niêm yết và thanh toán giữa người cư với nhau. Đồng thời quan tâm đến điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá hợp lý, duy trì lãi suất CNY ln lớn hơn lãi suất ngoại tệ và tỷ giá giữa CNY/USD được duy trì ổn định nên các doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ, góp phần giảm tình trạng đơla hố.

Xây dựng cơ chế ngoại hối thích hợp nhằm ngăn chặn việc tích trữ ngoại tệ, quản lý nhu cầu mua ngoại tệ, thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào tay nhà nước. Trung Quốc duy trình chính sách kết nối 13 năm mới chấm dứt, khi mà quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lên tới 1500 tỷ USD vào năm 2007, chính sách này được xoá bỏ khi nên kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, cán cân thương mại, cán cân thanh toán dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao. Trung Quốc cịn thực thi chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối trong cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp trong nước, đến cuối năm 2002 các doanh nghiệp trong nước mới

được phép vay ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Đến năm 2008, Trung Quốc mới tự do hoá giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn.

Nhờ thực hiện từng bước q trình trình tự do hố quản lý ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Tập trung nguồn thu ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh với thị trường ngoại tệ chợ đen. Từ năm 1994 đến nay gần 20 năm, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định.

Về tổ chức thị trường, vào tháng 4/1994 Trung Quốc đã thành lập sàn giao dịch ngoại tệ đánh dấu sự ra mắt của TTNTLNH thống nhất, phương pháp quản lý ngoại hối của chính phủ cũng đã điều chỉnh dựa trên các biện pháp kinh tế và hợp pháp ngược với cách điều hành theo mệnh lệnh hành chính trước đây. Đến năm 2002, cho phép các cơng ty có đủ điều kiện giao dịch quốc tế và có nguồn thu ngoại tệ từ tài khoản giao dịch hiện hành được phép mở tài khoản ngoại tệ và duy trì trong giới hạn 20% so với doanh thu ngoại tệ của năm trước. Năm 2005, cho phép các cơng ty phi tài chính và cơng ty tài chính phi ngân hàng được tham gia vào TTLNH với cách thức giao dịch đấu giá và hệ thống tạo giá, ngoài ra các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi giữa CNY với các ngoại tệ cũng được phép thực hiện.

TTNT của Trung Quốc gồm 2 phần: TTLNH hoặc thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ. Trong đó có thành phần tham giá chính gồm:

Hệ thống giao dịch ngoại hối (CFETS) mà chức năng là sàn giao dịch trên TTLNH chịu trách nhiệm thanh toán bù trừ và cung cấp các cơ quan có thẩm quyền giám sát thơng tin thị trường.

PBOC và SAFE như là người có thẩm quyền điều hành: PBOC uỷ quyền cho SAFE điều chỉnh giao dịch giao ngay và kỳ hạn trên TTLNH và điều tiết thị trường bán lẻ.

SAFE được chỉ định cấp phép cho những ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và những cơng ty phi tài chính đủ điều kiện được phép tham gia TTNH.

Những công ty hay cá nhân được phép mua và bán ngoại tệ trên thị trường bán lẻ. Hệ thống tạo giá trên TTLNH (market maker) sử dụng sàn giao dịch có tổ chức bằng hệ thống khớp lệnh sàn giao dịch điện tử, trong khi giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng của họ được thực hiện trên thị trường phi tập trung (OTC) (Zhang Jikang And Liang Yuanyuan, 2006)

Kinh nghiệm của Singapore: Theo xếp loại của IMF, chính sách tỷ giá của Singapore là thả nổi có điều tiết, tuy nhiên, Singapore chế độ tỷ giá của họ có những đặc điểm rất riêng, là chế độ tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ, có biên độ dao động và điều chỉnh định kỳ. Tỷ trọng của các ngoại tệ trong rổ căn cứ vào mức độ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế của các đối tác của Singapore, loại tiền tệ và tỷ trọng được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự thay đổi trong hoạt động thương mại của Singapore, tuy nhiên Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore không công bố cụ thể thành phần của rổ tiền tệ cũng như tỷ trọng của các loại tiền. Với mục tiêu theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore sẽ can thiệp nếu như tỷ giá SGD vượt quá biên độ dao động và hướng dao động có thể tang lên hoặc giảm xuống tuỳ thuộc vào sự biến động của các chỉ số kinh tế cơ bản, Singapore được xem là quốc gia thành công nhất khi theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết với các đặc điểm riêng với tên gọi là BBC (Basket Band Crawl). Nó được xem là hình mẫu cho các chế độ tỷ giá của Trung quốc cũng như các quốc gia thuộc Asean.

NHTW Singapore thiết lập uỷ ban theo dõi và giám sát sự phát triển của thị trường ngoại hối gọi là uỷ ban ngoại hối (Forex Exchange Committee) bao gồm Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) và các NHTM.(Phạm Thị Hồng Anh, 2009)

Một trong những chiến lược kiểm sốt khu vực kinh tế đối ngoại là kiểm soát chặc chẻ các giao dịch ngoại hối giữa người cư trú và người không cư trú thông qua số liệu thanh toán quốc tế của các NHTM. Việc nộp muộn báo cáo hoặc báo cáo sai sẽ chịu phạt nặng tính từ ngày đến hạn nộp báo cáo hoặc sửa sai báo cáo. Khi biết có nhiều giao dịch khơng qua hệ thống NHTM, NHTW mở rộng phạm vi kiểm soát ngoại hối bằng cách yêu cầu các công ty ngoại hối trực thuộc các NHTM báo cáo

trực tiếp tất cả các giao dịch ngoại hối cho NHTW, ngồi ra NHTW cịn điều tra các giao dịch qua biên giới hàng tháng để nắm bắt được tất cả các giao dịch mà hệ thống NHTM không thống kê được.

Kinh nghiệm của Thái Lan: Từ năm 1985 Thái Lan đã có những bước đi mạnh mẻ trong quá trình tự do hố giao dịch vốn nhằm thu hút dịng vốn nước ngoài, dỡ bỏ những điều kiện đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp, tự do hố dịng vốn gián tiếp và vay nợ nước ngoài chỉ đăng ký với NHNN, hạn chế dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên việc phát triển quá nhanh TTCK với luồng vốn vào ồ ạt đã gây bất ổn cho thị trường, sau khủng hoảng đã điều chỉnh quản lý chặc chẻ dòng vốn vào đồng thời thay đổi cơ chế tỷ giá trước khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan duy trì việc thơng báo tỷ giá hối đối chính thức, tỷ giá hối đối chính thức cũng được neo với rổ tiền tệ, trong đó USD chiếm đến 90%. Tuy nhiên, tỷ giá hối đối chính thức được huỷ bỏ hồn tồn vào ngày 2/7/1997, sau đó chính sách tỷ giá được thả nổi nhưng chưa hoàn toàn, NHTW sẽ can thiệp khi thị trường có biến động lớn.

Kinh nghiệm của Philippine: NHTW Philippine (BSP) duy trì một chính sách tỷ giá thả nổi, tỷ giá được xác định trên cơ sở cung – cầu trên TTNH. Tuy nhiên NHTW Philippine sẳn sang can thiệp khi tỷ giá biến động bất thường. Tỷ giá được xác định theo thị trường là phù hợp với chính sách cải cách theo định hướng thị trường của chính phủ và chiến lược cạnh tranh hướng ngoại với giá cả ổn định và hiệu quả.(http://www.tradechakre.com/economy/philippines/banking-anh-finance- in-philippines-243.php )

BSP được giao quyền hợp pháp và toàn diện trong việc qui định và giám sát TTNH, theo đó BSP được phép chỉ định những nhà giao dịch và đại lý ngoại hối được uỷ quyền để giao dịch trên TTNH. Các NHTM được phép tự do kinh doanh trên tài khoản ngoại tệ của mình mà khơng bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho NHTW như trước năm 1985 và NHTW can thiệp vào TTNH thong qua NHTM của nhà nước.[20]

Ở Philippine giao dịch Peso-dollar được thực hiện giữa các ngân hàng là thành viên của Hiệp hội các NH của Philippine (BAP) và giữa những NH này với NHTW

thông qua hệ thống giao dịch Philippine, nếu những NH không phải là thành viên của BAP sẽ giao dịch pesos-dollar thong qua màn hình Reuters Dealing, để giao dịch với đồng tiền thứ ba hầu hết những ngân hàng đều sử dụng Reuters Dealing và dịch vụ tài chính của Bloomberg.

NHTW Philippine đã thành lập Trung tâm giao dịch ngoại hối từ năm 1967, đây là một dạng thị trường giao dịch tại một địa điểm cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc phát triển TTNH mới nổi.

Về quản lý ngoại hối Philippine và Indonesia cho phép người cư trú và không cư trú được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ và với khu vực kinh tế đối ngoại việc kiểm soát các giao dịch ngoại hối bằng việc yêu cầu các tổ chức và các nhân có giao dịch ngoại hối báo cáo kết hợp đăng ký tại NHTW Philippine. Hệ thống quản lý này rất khác biệt so với các nước khác và nước này rất thành cơng trong việc kiểm sốt ngoại hối thong qua việc sử dụng hệ thống đăng ký giao dịch.

Kinh nghiệm của Hong Kong: TTNH Hong Kong là một trong những TTNH lớn

nhất trên thế giới và được những nhà nghiên cứu đánh giá rằng HongKong có hầu hết những đặc điểm cần thiết của một TTNH thành công đó là: nền chính trị ổn định, không kiểm sốt ngoại hối và vốn, mơi trường kinh doanh thân thiện và tự do, cơ sở hạ tầng hiện đại, những chuyên gia tài chính được đào tạo tốt và là một thị trường có vai trị như một trung tâm tài chính thế giới.(Yin-Wong Cheung, 1998)

Kinh nghiệm của Malaysia: Malaysia trước cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á, về

nguyên tắc, tỷ giá hối đoái được xác định bởi thị trường nhưng NHTW Malaysia vẫn can thiệp nhằm ổn định tỷ giá. Sau khủng hoảng, NHTW Malaysia nâng tỷ giá MYR lên 10% và gắn kết với USD, kết hợp nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ ngoại tệ khi can thiệp vào thị trường ngoại hối chứ khơng hồn tồn sử dụng chính sách tiền tệ để ổn định tỷ giá đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm sốt vốn tồn diện. (Ng Beoy Kui, 1998)

Tóm lại với những kinh nghiệm của các quốc gia về phát triển TTNH, Việt Nam có thể xem xét đó là :

Về chính sách tỷ giá để phát triển TTNH và giảm những cú sốc do khủng hoảng kinh tế trong điều kiện hội nhập, là thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi khơng hồn tồn, nhưng linh hoạt hơn và neo với rổ tiền tệ chứ không neo chặt với một ngoại tệ (thường là USD). Nâng cao vai trò của NHNN trong q trình điều hành chính sách tỷ giá, theo xu hướng ổn định tỷ giá, can thiệp mạnh khi cần thiết nhằm giảm bớt những tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực.

Quản lý ngoại hối nhằm mục đích đảm bảo thị trường có thể hoạt động hiệu quả, khơng có những qui định hành chính gây cản trở nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện để kiểm soát và quản lý hoạt động của thị trường tránh bị những hoạt động đầu cơ làm lủng đoạn thị trường và tác động đến an tồn hệ thống tài chính. Muốn vậy cần giám sát luông ngoại tệ ra, vào khỏi quốc gia chặt chẻ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện qui định tự do hố giao dịch vãng lai và mở cửa có giới hạn giao dịch vốn. Nhằm mục đích khơi thong dịng ngoại tệ tạo điều kiện cho TTNH phát triển nhưng vẫn đảm bảo an tồn hệ thống tài chính quốc qua.

Quan tâm đến việc thiết lập một khung thể chế cho hoạt động của TTNH, phải có cơ quan chuyên trách về hoạt động ngoại hối để tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động TTNH, mở rộng đối tượng tham gia thị trường và trang bị cơ sở hạ tầng, hệ thống thanh toán, trao đổi thông tin hiện đại, phát triển cả thị trường giao dịch tập trung và không tập trung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một thành phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và của nền kinh tế. Với những tính chất, đặc điểm riêng, thị trường là nơi diễn ra các giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các TCTD và định chế tài chính khác với nhau, khơng giao dịch với cá nhân và tổ chức kinh tế, thị trường có những nguyên tắc và thông lệ giao dịch riêng và có những vai trị hết sức to lớn đối với hoạt động của các NHTM và việc quản lý của Ngân hàng trung ương. Về đặc điểm chung thì TTNTLNH đều giống nhau nhưng khi hình thành ở thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mỗi nước thì có những đặc thù riêng, thể hiện ở các sản phẩm dịch vụ, cơ chế và nguyên tắc vận hành và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường cũng như vài trò điều tiết của cơ quan quản lý. TTNTLNH có vai trị nổi bật là đáp ứng nhu cầu cung cầu của thị trường ngoại tệ giữa các TCTD và các định chế tài chính, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế, nâng cao khả năng sinh lời và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TCTD và định chế tài chính khác. Hiểu và nắm rõ bản chất, đặc điểm, vai trò của thị trường và vận hành thị trường hoạt động một cách hiệu quả là nhiệm vụ chung của cả hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)