Nâng cao vai trò tham gia và điều tiết thị trường ngoại tệ của NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 79 - 81)

1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

3.1.4. Nâng cao vai trò tham gia và điều tiết thị trường ngoại tệ của NHNN

Với vai trò là NHTW, NHNN tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với tư cách vừa là thành viên vừa là người tổ chức, quản lý và điều hành thị trường này. Do thị trường ngoại hối Việt Nam cịn sơ khai, có độ thanh khoản thấp, tỷ giá kém linh hoạt và chưa trở thành công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ cho nên sự can thiệp của NHNN trên thị trường đóng vai trị quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ. Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời với quy mơ thích hợp, có như vậy thì thị trường mới hoạt động thông suốt. Một khi NHNN không tiến hành can thiệp hoặc can thiệp diễn ra chậm hoặc quy mô can thiệp khơng thích hợp sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè ngóng đợi, khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá. Hoạt động can thiệp trên thị trường ngoại hối chỉ thực sự hiệu quả khi kết hợp với công cụ thị trường mở. Cụ thể là khi NHNN can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra đồng nghĩa với việc rút bớt một lượng nội tệ từ lưu thong, để tránh hiện tượng thiểu phát buộc NHNN phải sử dụng một nghiệp vụ trên thị trường mở là mua chứng khoán, bơm tiền vào lưu thong. Ngược lại, khi NHNN mua ngoại tệ vào đồng nghĩa với việc tăng cung nội tệ, để hạn chế lạm phát có thể xảy ra thì NHNN sẽ bán chứng khốn hoặc tín phiếu ra để góp phần cân bằng cung – cầu nội tệ trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ của Việt Nam còn kém phát triển đặc biệt là hoạt động thị trường mở cịn trầm lắng. Vì vậy, để can thiệp của NHNN đạt hiệu quả như mong muốn cần có giải pháp hồn thiện thị trường tiền tệ tạo điều kiện khi NHNN cần bơm

hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông, giảm áp lực lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng.

Hiện tại, tỷ giá chưa thực sự làm được chức năng điều tiết cung cầu thì vai trị hướng dẫn điều tiết của NHTW cần được thể hiện thong qua việc mua bán ngoại tệ cuối cùng trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, NHNN cần tham giá thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi như đúng quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối. Do cơ chế tỷ giá cứng nhắc cùng sự can thiệp của NHNN còn hạn chế nên chưa khuyến khích được các NHTM đẩy mạnh tốc độ luân chuyển ngoại tệ, tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ đối với các NHTM cũng như doanh nghiệp xuất khẩu. Để NHNN thực hiện tốt vai trị trên TTNTLNH cần có một số biện pháp sau:

- Hướng tới một tỷ giá thị trường cân bằng nhằm biến tỷ giá thành công cụ chủ yếu và hữu hiệu trong việc điều tiết cung, cầu ngoại tệ.

- Tăng cường dự trữ ngoại tệ vào NHNN, đảm bảo mức dự trữ cần thiết tối thiểu nhằm tạo đủ nguồn ngoại tệ để NHNN can thiệp kịp thời.

- Tập trung dự trữ ngoại hối nhà nước về một đầu mối là NHNN.

Theo quy định tại điều 38 Luật NHNN cũng như tại điều 1 của Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 về quản lý ngoại hối nhà nước thì NHNN là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước. Tuy nhiên, thực tế số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dàu thô của Nhà nước vẫn do Bộ tài chính quản lý trong khi hệ thống ngân hàng phải chi ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu cho nền kinh tế. Điều này làm cho nguồn ngoại tệ bị phân tán, dự trữ ngoại hối nhà nước tại NHNN mỏng và khơng đủ lực can thiệp lên thị trường. Do đó, cần có sự phối hợp, điều chỉnh lại việc triển khai cơ chế mua bán các khoản thu, chi bằng ngoại tệ của NHNN theo hướng tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối là NHNN, tạo điều kiện để NHNN thực hiện tốt một số chức năng của mình, cịn Bộ Tài chính có nhiệm vụ kiểm tra việc dự trữ ngoại hối của NHNN. Có như vậy mới tăng năng lực

dự trữ ngoại hối quốc gia, NHNN mới sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ một cách linh hoạt, hiệu quả. Vụ quản lý ngoại hối của NHNN cần lập một vụ chuyên trách quản lý thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam để có thể kiểm sốt, đánh giá có hệ thống cũng như tạo nguồn cơ sở dữ liệu một cách chính thống cho các NHTM khi tham gia thị trường ngoại hối. Nếu làm được như vậy thì thị trường mới hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)