1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
3.2. Đối với Tổ chức tín dụng, định chế tài chính
3.2.1. Các NHTM cần khai thác triệt để nguồn ngoại tệ
Các NHTM có thể khai thác được ngoại tệ từ nhiều nguồn khác nhau như: - Nguồn thu từ xuất khẩu hàng hoá dịch vụ
- Tiền mặt bằng ngoại tệ của cư dân là người cư trú hoặc không cư trú, kiều hối.
- Ngoại tệ thu được từ các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng và từ các ngân hàng ngoài hệ thống.
Mỗi nguồn ngoại tệ kể trên có một đặc điểm riêng nên để khai thác hiệu quả các nguồn vốn này thì phải có chính sách thích hợp với từng nguồn vốn như sử dụng chính sách lãi suất, tỷ giá, … tuỳ thuộc vào khả năng riêng có của mỗi ngân hàng và trong những trường hợp cụ thể.
3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm của thị trường ngoại hối và hiện đại hố cơng cụ giao dịch
Hiện nay, hầu hết các NHTM và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta dùng USD là chủ yếu trong mua bán, cho vay, huy động, dự trữ, và thanh toán quốc tế. Tâm lý thích dung đồng đơla Mỹ đã từng gây khó khăn trong việc huy động nguồn ở các NHTM, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ cũng khơng muốn bán cho ngân hàng. Khi tỷ giá USD/VND thay đổi theo chiều hướng tăng, dân cư thường có xu hướng lo đồng nội tệ mất giá, có thể ồ ạt rút tiền tiết kiệm nội tệ mua ngoại tệ gửi ngân hàng, càng làm cho tỷ giá biến động mạnh.
Đồng USD vẫn là một ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi cao, song đó khơng phải là ngoại tệ mạnh duy nhất trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay. Ngồi USD, cịn có các loại đồng tiền nói trên cũng là nhưng ngoại tệ có khả năng chuyển đổi cao, ngày càng được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế và dữ trữ ở các nước.
Tuy nhiên, để đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh, ngân hàng cần tính đến nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Trong khi hiện nay nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp chủ yếu là đô la Mỹ mà ngân hàng lại nắm giữ các loại ngoại tệ khác khơng kinh doanh được thì liệu có lãi hay khơng để tiếp tục kinh doanh. Nhưng các NHTM có thể lập kế hoạch cơ cấu dự trữ ngoại tệ của mình theo hướng đa dạng hoá các loại ngoại tệ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đồng đôla Mỹ, phân tán rủi ro, thích nghi được với những biến động bất thường về tỷ giá.
Đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối sẽ giúp các ngân hàng thương mại mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng cả về lượng và chất trong hoạt động này, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp khác, góp phần vào sự phát
triển chung của thị trường ngoại hối. Hiện nay, mặc dù là các ngân hàng thương mại nhà nước kinh donah ngoại tệ dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhưng chủ yếu chỉ tiến hành giao dịch giao ngay, giao dịch hoán đổi, kỳ hạn và quyền chọn rất ít, giao dịch thì mới thực hiện cịn cầ có thời gian để kiểm chứng.
Đối với giao dịch giao ngay, các NHTM cần tiếp tục mở rộng quy mô, tiếp tục thu hút khách hàng giao dịch ngoại tệ với mình. Đối với nghiệp vụ hốn đổi, kỳ hạn và giao dịch quyền chọn, phải giới thiệu giúp cho khách hàng hiểu rõ về nghiệp vụ này và lợi ích của chung.
Tuy nhiên, để các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ được đa dạng hơn, không chỉ có sự nổ lực của các NHTM mà cịn phụ thuộc vào trình độ dân trí, hiểu biết về các nghiệp vụ của thị trường ngoại hối. Khi thị trường phát triển hoàn thiện hơn những hình thức giao dịch này thực sự trở thành phương tiện để phòng ngừa rủi ro hữu hiệu. Do vậy, cán bộ kinh doanh ngoại hối phải sẵn sàng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững quy đinh của nhà nước về quy trình giao dịch, nhất là nghiệp vụ mới sẽ được áp dụng đó là nghiệp vụ giao dịch tương lai.
Đảm bảo toàn bộ hệ thống các NHTM tham gia thị trường ngoại hối đều sử dụng các công cụ giao dịch điện tử như hệ thống Reuters Dealing của Thomson Reuters hay hệ thống của Bloomberg để đảm bảo giao dịch ngoại tệ giữa các TCTD với nhau một cách an tồn, nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, quá đó NHNN có thể quan sát, kiểm soát hoạt động thị trường ngoại tệ và nội tệ liên ngân hàng để NHNN có thể dễ dàng can thiệp vào thị trường một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
3.2.3 Các NHTM cần thực hiện một số nguyên tắc trong kinh doanh ngoại hối và các giải pháp về tổ chức quản lý kinh doanh. và các giải pháp về tổ chức quản lý kinh doanh.
Trong kinh doanh ngoại hối, rủi ro về tỷ giá hối đối có nhiều ngun nhân, trong đó có lý do là khi một lượng ngoại tệ nào thừa hoặc thiếu. Khi ngoại tệ đó lên giá thì trạng thái ngoại tệ sẽ thừa sẽ có lợi, còn nếu trạng thái âm sẽ bị lỗ. Trong quá
trình mua bán hàng ngày, trạng thái ngoại tệ này ln ln thay đổi nên ngân hàng ln có khả năng gặp phải rủi ro thay đổi tỷ giá. Vì vậy các NHTM nên thực hiện nguyên tắc mua đủ bán hết, nhưng cũng cần linh hoạt điều chỉnh mức trạng thái tối ưu, ít rủi ro nhất nhưng cũng phải hiệu quả nhất, bởi nếu chỉ duy trì trạng thái ngoại tệ ở mức cân bằng thì có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận khi khơng có đủ ngoại tệ cho nhu cầu bất ngờ của khách hàng. Đó là nguyên tắc hãy tìm đường thốt trước khi tạo trạng thái ngoại tệ.
Trong kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế, một công việc rất quan trọng là phân tích dữ liệu, dự đốn tình hình thị trường. Công việc này phụ thuộc vào trình độ của nhà kinh doanh và sự hiện đại của trang thiết bị trợ giúp. Cơng việc phân tích dữ liệu cần phải được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Phân tích cơ bản xác định thị trường, phân tích kỹ thuật dành cho thời điểm phân tích.
Tổ chức hoạt động kinh doanh là một khâu hết sức quan trọng vì tổ chức kinh doanh một cách hiệu quả có thể mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM tập trung vào 4 chức năng chính sau đây:
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh tốn các hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính mình nhằm mục đích thực hiện đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Mua và bán ngoại tệ cho chính mình hoặc cho khách hàng nhằm mục đích cân bằng trạng thái ngoại tệ hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích kinh doanh chênh lệch tỷ giá và lãi suất hoặc đầu cơ kiếm lời khi tỷ giá thay đổi.
Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng của mình thì giải pháp về tổ chức kinh doanh ngoại hối của các NHTM đặt ra là:
Thứ nhất, NHTM nào được phép kinh doanh ngoại hối mà chưa có phịng Dealing room cần tiến hành thành lập ngay, đồng thời nhanh chóng lắp đặt các thiết bị và phương tiện kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà giao dịch nắm bắt kịp thời thông tin về sự thay đổi tỷ giá trên thị trường. Ngồi phịng Dealing Room cần sớm hoàn thiện hoặc xây dựng tổ chức theo quy mô: Front office, Middle office và Back office hoạt động độc lập nhưng có sự hỗ trợ cho nhau. Trong đó Front office làm nhiệm vụ mua bán trực tiếp trên thị trường, Middle office làm nhiệm vụ theo dõi và đánh giá rủi ro của việc mua bán ngoại tệ và Back office làm nhiệm vụ hoàn tất các lệnh của bộ phận kinh doanh ngoại tệ.
Thứ hai, địa điểm làm việc của ngân hàng nói chung và phong kinh doanh ngoại hối cần được bố trí trên địa bàn thuận lợi. Việc yết tỷ giá của một số ngân hàng cịn chưa khoa học chưa hợp lý, tính mỹ quan cịn kém nên khơng tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần phải chú ý hơn về vấn đề này, để có sự cải tiến nâng cấp thích hợp.
3.2.4 Hồn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hoá khâu thanh tốn, trang bị cơng nghệ thơng tin tiên tiến, nâng cao trình độ và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ kinh doanh ngoại hối
Do thị trường ngoại hối là một thị trường có tính cạnh tranh cao, độ thanh khoản lớn, do đó những thơng tin về thị trường phải tức thời và đòi hỏi giảm thiểu thời gian giao dịch. Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thì việc ứng dụng cơng nghệ thông tin và việc sử dụng mạng thông tin hiện đại là điều kiện rất quan trọng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh thông suốt và hiệu quả. Mặt khác, thông tin thị trường, một khi được cập nhật lại có tác động thúc đẩy thị trường. Bởi vậy, phòng kinh doanh ngoại tệ cần được trang bị trang thiết bị hiện đại nhất để tiếp nhận những thông tin sống trên thị trường, đồng thời có thể giao dịch kinh doanh trực tiếp với thị trường ngoại hối quốc tế.
Do nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ mới mẻ với Việt Nam và tính chất nghiệp vụ lại phức tạp, do đó, cơng tác đào tạo lại phải được coi trọng đúng
mực và phải được tiến hành thường xuyên; cần đào tạo về cả lý thuyết lẫn thực hành trong cả nước và nước ngồi, có như vậ cán bộ kinh doanh ngoại tệ mới có điều kiện cảm nhận hết tính thị trường của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.
Ngoài các giải pháp nêu trên, để thị trường ngoại hối phát triển bền vững, thì điều cần thiết là các doanh nghiệp vừa là đối tác vừa là khách hàng của ngân hàng phải được trang bị những kiến thức nhất định về thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ kinh doanh , rủi ro hối đối và quản lý rủi ro hối đối. Chính các doanh nghiệp là nguồn cung cấp nhu cầu để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và quản lý rủi ro hối đối. Vì vậy, NHNN và các NHTM cần tun truyền, hướng dẫn và tư vấn cho các doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của loại hình kinh doanh ngoại tệ và quản lý rủi ro hối đoái.
3.3 Đinh hướng phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam. 3.3.1 Phát triển TTNH là bước đi tất yếu trong q trình hồn thiện và phát triển thị
trường tài chính Việt Nam.
Hội nhập kinh tế song hành với q trình hội nhập về tài chính, vì thế Việt Nam cần phải có những bước chuẩn bị để đón nhận những thời cơ lẫn thách thức của quá trình hội nhập đối với hệ thống tài chính. Thực tế, Việt Nam chưa có một thị trường tài chính hoàn thiện mà đang trong quá trình xây dựng và phát triển, nhưng muốn có thị trường tài chính phát triển thì phải phát triển đồng thời thị trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả sẽ làm tăng thanh khoản tạo điều kiện cho thị trường vốn hoạt động sôi nổi, TTNH không chỉ hỗ trợ cho các nhu cầu thanh toán ngoại tệ cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch vốn, thị trường còn cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá, và là một kênh hỗ trợ cho Chính phủ điều tiết thị trường tiền tệ. Một TTNH phát triển sâu rộng sẽ hỗ trợ cho tất cả các mục tiêu của chính sách ngoại hối, từ đa dạng hố ngoại tệ trong thanh toán, nâng cao khả năng tự do chuyển đổi của VND, đến việc điều hành chính sách tỷ gía mục
tiêu có hiệu quả. Ngược lại, thị trường vốn, thị trường tiền tệ phát triển sẽ tạo điều kiện cho TTNH hoạt động hiệu quả hơn.
Vì thế, chiến lược phát triển TTNH phải nằm trong chiến lược tổng thể của thị trường tài chính.
Dự báo đến năm 2020 TTTC Việt Nam sẽ phát triển mạnh, ổn định và hội nhập sâu vào TTTC quốc tế. Hệ thống ngân hàng sẽ có những cải cách mạnh mẻ sau khủng hoảng, có thể sẽ đưa đến việc thành lập các tập đồn tài chính mới hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính quốc tế, có qui mô vốn lớn, hoạt động đa năng.
Trong dài hạn, với điều kiện kinh tế tăng trưởng bền vững, khu vực tài chính Việt Nam sẽ có những điều kiện tốt để tăng trưởng, mở rộng hoạt động tang cường cạnh tranh và mở rộng ra thị trường quốc tế. Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và quốc tế, và việc tiến hành tự do hố tài chính từng bước cũng yêu cầu hệ thống tài chính trong nước phải có sự điều chỉnh trong cơ cấu hoạt động, năng lực quản trị rủi ro, tăng cường khả năng chống đỡ đối với các cú sốc từ bên trong và bên ngồi, để có thể phát triển bền vững.
3.3.2 Xây dựng hệ thống tài chính an tồn và hội nhập
Trong quá trình phát triển TTNH cần chú trọng đến nền tài chính cịn sơ khai doanh số còn thấp, kiến thức và kinh nghiệm của ngân hàng về công cụ giao dịch phái sinh phức tạp như quyền chọn, giao dịch tiền tệ tương lai cũng như trình độ kiến thức kinh tế thị trường của doanh nghiệp, cá nhân cịn hạn chế. Vì thế, phản ứng của nền kinh tế trước những chính sách vĩ mơ, trước sự tác động của khủng hoảng kinh tế sẽ có những diễn biến khó lường. Những nhà kinh doanh, đầu tư, người dân thường bị yếu tố tâm lý chi phối mạnh, dẫn dắt và ứng xử theo bầy đàn. Điều này cũng do mơi trường có yếu tố thơng tin bất đối xứng, nguồn dữ liệu chưa được kiểm định, không thống nhất nhau giữa các cơ quan thông tin ảnh hưởng mạnh đến việc phân tích và dự báo diễn biến thị trường.
Để phát triển TTNH Việt Nam hoạt động an toàn và hiệu quả, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; giám sát các luồng vốn; mở cửa khu vực tài chính theo các cam kết quốc tế, cần có những giải pháp cơ bản về cơ chế và giám sát thị trường tài chính nhằm hạn chế rủi ro.
Căn cứ vào những điểm tương đồng về thể chế chính trị và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, và cũng xuất phát từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, nước ta có thể dựa vào kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình mở cửa và phát triển TTNH. Đáp ứng yêu cầu hội nhập nhưng vẫn đảm bảo độc lập trong thực thi chính sách theo mục tiêu đề ra.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mức độ tự do hoá các giao dịch ngoại hối của Việt Nam hiện nay đã ngang với các nước có dự trữ ngoại hối lớn, đủ sức can thiệp và đáp ứng cho thị trường. Pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam ban hành năm 2005 được đánh gía là có độ mở lớn hơn điều lệ quản lý ngoại hối của Trung Quốc ban hành năm 2008, các quy định về giao dịch vãng lai có độ mở ngang nhau, các giao dịch vốn được thực hiện tự do hơn và rất thơng thống.
Tuy nhiên, Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững, lạm phát cao, dự trữ ngoại hối của nhà nước còn mỏng, nhập siêu tang qua các năm, nếu hoạt động ngoại hối tự do quá, sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước, gây sức ép lên tỷ giá và ngăn cản việc tăng dự trữ ngoại hối.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với bất kỳ một vấn đề hay thực trạng nào thì cũng cần có các biện pháp hay giải pháp tương ứng để xử lý và giải quyết nhằm khắc phục những khuyết điểm và phát huy những mặt tích cực của nó.
Với thực trạng của TTNTLNH tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam