Thời kỳ trước năm 1994

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 39)

1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

2.1. Tổng quan về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

2.1.2.1. Thời kỳ trước năm 1994

Trong thời kỳ trước năm 1986, nền kinh tế mang tính kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nước can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội, quyết định các chính sách kinh tế vi mơ và vĩ mô theo một kế hoạch quy mơ tập trung tồn quốc. Sự can thiệp này đã ngăn cản khả năng phát huy tác dụng của quy luật cung cầu thị trường,

nếu có thì cũng bị bóp méo, sai lệch. Hơn nữa, hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa lại áp dụng một chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngồi đều thơng qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối. Do vậy, việc áp dụng tỷ giá cố định do Nhà nước độc quyền xác định, khơng cần tính đến những yếu tố cung cầu của thị trường. Với cơ sở kinh tế như vậy, Việt Nam cũng như các nước Xã hội chủ nghĩa khác đều duy trì phương pháp xác định tỷ giá dựa trên cơ sở so sánh sức mua đối nội và sức mua đối ngoại giữa các đồng tiền và sau đó được quyết định bằng những thỏa thuận đa biên trong các Hiệp định thanh toán được ký kết giữa các nước Xã hội chủ nghĩa với nhau. Sản phẩm của cơ chế xác định tỷ giá này là các nước Xã hội chủ nghĩa duy trì chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá bao gồm tỷ giá mậu dịch (hay tỷ giá chính thức), tỷ giá phi mậu dịch (bao gồm cả tỷ giá kiều hối) và tỷ giá kết toán nội bộ, đồng thời triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện để hình thành và phát triển các thị trường nói chung, trong dó có thị trường ngoại hối. Hậu quả là đồng Việt Nam được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi, tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thực tế làm cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng.

Sau năm 1986, đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện, nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự chuyển đổi này đã đem lại những thay đổi lớn lao cho bộ mặt kinh tế đất nước trong đó có thị trường ngoại hối. Tiêu biểu là việc Nhà nước lần lượt ban hành các Nghị định 53/HĐBT về tách hệ thống ngân hàng thành 2 cấp là NHNN và hệ thống ngân hàng chuyên doanh, nghị định số 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối” cho phép Ngân hàng ngoại thương Việt Nam được phép kinh doanh ngoại hối. Đây là lần đâu tiên ở Việt Nam chế độ độc quyền trong kinh doanh ngoại hối được dỡ bỏ, từ nay các NHTM nói chung muốn kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN cấp phép. Tuy nhiên, thời gian này nước ta vẫn duy trì tỷ giá chính thức do NHNN áp đặt nên vẫn còn khoảng cách khá xa so với sức mua thực tế của VND và thị trường ngầm. Tỷ giá mua bán của các Ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ

giá chính thức do NHNN công bố cộng từ biên độ 5% và chênh lệch giữa tỷ giá mua bán quy định là 0,5%.

Trước tình hình thực thế đó, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số 107- NH/QĐ, ngày 16/8/991 ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ, trên cơ sở có hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được thành lập và đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Kể từ khi đi hoạt động tháng 8 và tháng 11 năm 1991 cho đến khi kết thúc hoạt động vào tháng 12 năm 1994, hai trung tâm này đã có đóng góp đáng kể đối với sự hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam.

Trong 3 năm hoạt động, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã tiến hành 692 phiên giao dịch với tổng doanh số mua bán đạt hơn 660 triệu USD.

Bảng 2.1 Doanh số mua bán ngoại tệ từ năm 1991 đến năm 1994

(Đơn vị : $1000)

Năm

TTGDNT Hà Nội

TTGDNT TP.HCM

Tổng cộng

Doanh số Số phiên Doanh số Số phiên Doanh số Số phiên

1991 2.386 9 10.805 34 13.191 43

1992 33.457 60 101.845 109 135.302 169

1993 85.210 103 282.001 151 367.211 254

1994 38.410 89 106.380 137 144.790 226

Tổng 159.463 261 501.031 431 660.494 692

Từ bảng trên cho ta thấy, doanh số hoạt động từ năm 1991 đến năm 1993 là khá lớn, đặc biệt là năm 1993 doanh số giao dịch đạt 367 triệu USD tăng gần 2,7 lần so với

giảm nhẹ bởi vì đã có sự tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của các NHTM lớn.

Hoạt động của 2 trung tâm đã góp phần to lớn trong việc điều hòa cung – cầu ngoại tệ, tạo ra phương thức kinh doanh mang tính chất thị trường, góp phần ổn định tỷ giá, giá cả và kích thích đầu tư, tăng trưởng kinh tế.

Về tỷ giá hối đối, thay vì sử dụng tỷ giá chính thức do NHNN cơng bố, tỷ giá USD/VND tại các trung tâm này được hình thành một cách tương đối khách quan. Các bên giao dịch mua bán ngoại tệ theo phương thức đấu giá, Nhà nước chỉ can thiệp để tỷ giá biến động trong một biên độ hợp lý nhằm không gây ra những thay đổi lớn về giá cả. Tỷ giá này phản ánh tương đối chính xác cung – cầu về ngoại tệ và sức mua của VND nên đã được các NHTM, các tổ chức kinh tế và cả thị trường ngầm chấp nhận một cách tự nguyện. Mặt khác, hoạt động của hai trung tâm đã tạo tập quán, kiến thức kinh doanh ngoại hối cho NHNN, các NHTM và các tổ chức kinh tế, hình thành một đội ngũ cán bộ điều hành thị trường ngoại tệ, tạo điều kiện cho việc thành lập thị trường ngoại hối hoàn chỉnh sau này.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt động của hai trung tâm này còn nhiều hạn chế tồn tại bao gồm:

Trung tâm chỉ có vai trị lịch sử trong thời gian rất ngắn, tính thiết thực của nó đối với những người tham gia khơng cao, các phiên họp rời rạc, mua bán qua trung gian (NHNN) phải mất phí, thủ tục rườm rà, phương thức giao dịch mua bán khơng thuận lợi như phải có mặt đăng ký, chờ đợi, …

Cung – cầu ngoại tệ tại trung tâm chưa phải ánh cung cầu ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế do chỉ hoạt động tại 2 thành phố lớn và phương thức giao dịch là trực tiếp.

Cơ chế thanh tốn khơng khuyến khích các NHTM bán ngoại tệ tại trung tâm. Nếu muốn mua bán một lượng ngoại tệ lớn, các NHTM khơng thể tìm được một người mua tồn bộ mà phải chia nhỏ lượng ngoại tệ đó và bán cho nhiều đơn vị kinh tế có nhu cầu mua. Khi đó việc thu đổi tiền VND từ các đơn vị mua là rất phức

tạp và mất thời gian, thông thường phải mất từ 2 đến 3 ngày. Để tránh tình trạng này, các NHTM thường bán ngoại tệ cho NHNN bên ngoài phiên giao dịch và thu VND ngay trong ngày, sau đó NHNN bên ngồi phiên giao dịch và thu VND ngay trong ngày, sau đó NHNN sẽ bán ngoại tệ lại cho các đơn vị kinh tế trong các phiên giao dịch. Vì thế, NHNN trở thành người trung gian trong các quan hệ mua bán làm cho vai trò điều tiết của NHNN bị mờ nhạt.

Các trung tâm khơng giữ được bí mật về số liệu mua vào hay bán ra của NHNN nên khi thấy NHNN bán ra nhiều thì các NHTM lại mua càng nhiều hoặc thấy NHNN mua vào nhiều thì các NHTM càng bán ra làm cho thị trường mất ổn định và gây khó khăn trong việc thống nhất điều hành tỷ giá theo chỉ đạo của NHNN.

Hai trung tâm giao dịch ngoại tệ hoạt động tách biệt nhau và đại diện cho từng khu vực riêng nên đôi khi điều hành tỷ giá còn bị chi phối bởi UBND địa phương, vì vậy gây khó khăn trong việc thống nhất điều hành tỷ giá theo chỉ đạo của NHNN.

Tóm lại, sự ra đời của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong việc hình thành thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hai trung tâm đã bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi phải có một mơ hình mơsi linh hoạt hơn thay thế, đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường ngoại hối nói riêng và phát triển nên kinh tế đất nước nói chung.

2.1.1.2 Thời kì từ 1994 đến nay:

Tháng 10 năm 1994, trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh toán ngoại tệ của nền kinh tế như một tổng thể, nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phù hợp với quá trình phát triển thị trường tài chính tồn cầu; với các điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi như hệ thống NHTM đã phát triển cao về mặt số lượng cũng như chất lượng, các điều kiện về kĩ thuật trang thiết bị cho phép trình độ giao dịch các ngân hàng đã nâng cao, đặt biệt là điều kiện nền kinh tế dồi dao, ngày 29/10/1994 Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-NH

thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH.

Về mục đích tổ chức và hoạt động:

- Nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các NHTM. - Làm cơ sở cho thị trường ngoại hối hồn chỉnh trong tương lai.

- Thơng qua TTNTLNH, NHNN sử dụng Quỹ điều hoà ngoại tệ với tư các là người mua, bán cuối cùng để can thiệp thị trường một cách có hiệu quả, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.

Về thủ tục gia nhập TTNTLNH:

- NHTM phải làm đơn gia nhập TTNTLNH gửi NHNN. Trong đơn phải ghi rõ số điện thoại, Fax, Telex, những người được uỷ quyền giao dịch, giấy phép kinh doanh ngoại tệ, số tài khoản ngoại tệ tài SGD NHNN.

- Nếu được chấp thuận, NHTM sẽ được cấp Giấy chứng nhận thành viên, mã số giao dịch cho từng thành viên.

Về tổ chức điều hành:

- NHNN là một thành viên, đồng thời là người tổ chức, giám sát và điều hành TTNTLNH.

- Chủ tịch TTNTLNH là một lãnh đạo NHNN. Chủ tịch là người lãnh đạo mọi hoạt động của TTNTLNH.

Giám đốc sở giao dịch NHNN là người điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước chủ tịch các vấn đề sau:

- Tổ chức thực hiện Quy chế và Nội quy giao dịch trên TTNTLNH.

- Trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN cơng bố, quy định tỷ giá mua bán của NHNN với các thành viên.

- Tập hợp ý kiến của các thành viên, dự thảo trình thống đốc những nội dung cần bổ sung sửa đổi về Quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH.

So với hoạt động của 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ trước kia, TTNTLNH có những ưu điểm vượt trội. Đó là:

Bảng 2.2 So sánh Trung tâm giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Tiêu chí so sánh

Trung tâm giao dịch ngoại tệ Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thành viên

Ngồi NHNN, NHTM và cơng ty tài chính, cịn có cá tổ chức thu chi ngoại tệ lớn như các công ty xuất nhập khẩu

Chỉ có NHNN và các NHTM và các cơng ty tài chính được phép

Thời gian giao dịch

Thời gian giao dịch vào các buổi chiều thứ ba và thứ 6 vào lúc 14h00

Tất cả các ngày làm việc trong tuần theo thời gian biểu:

- Sáng: từ 8h đến 11h

- Chiều: từ 13h30 đến 15h30

Phương tiện giao dịch

Hình thức giao dịch trực tiếp đối mặt tại một địa điểm cụ thể (Trung tâm giao dịch ngoại tệ)

Theo QĐ 101/QĐ-NHNN ngày 26/3/1999, các phương tiện giao dịch gồm có: telex, mạng vi tính, hệ thống Swift, …

Tính thị trường

Phản ánh cung cầu ngoại tệ chủ yếu tại Hà nội và TP.HCM

Về lý thuyết, phản ánh cung cầu ngoại tệ của hầu như toàn bộ nền kinh tế nhưng trên thực tế hoạt động chưa hiệu quả

dịch viên không trực tiếp thương lượng với nhau

lượng với nhau theo quan hệ cung cầu

Loại nghiệp vụ

Chỉ bao gồm giao dịch giao ngay

Bao gồm giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đối

Loại tệ giao dịch

Đôla Mỹ và đồng Việt Nam Đôla Mỹ, đồng Việt Nam và các ngoại tệ tự do chuyển đổi

Số lượng giao dịch

Số lượng giao dịch ngoại tệ cho mỗi giao dịch tối thiểu là 10000 USD

Số lượng ngoại tệ tối thiểu cho mỗi giao dịch là 50000 USD hoặc tương đương

Sau thời gian hoạt động từ tháng 10/1994, trước những thay đổi về tổ chức và hoạt động ngân hàng nói chung, đặc biệt khi Luật NHNN và Luật các TCTD được ban hành vào tháng 12/1997, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TTNTLNH ở trình độ cao hơn, chặt chẽ hơn, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN 13, ngày 26/3/1999 về Quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH thay thế cho Quyết định số 203/QĐ-NH13, ngày 29/9/1994. So với quy chế cũ, quy chế mới có nhiều thay đổi theo hướng cụ thể hơn, mở rộng điều kiện để trở thành thành viên, đồng tiền giao dịch, các nghiệp vụ và phương thức giao dịch,... Trước đây, chỉ có các NHTM được phép tham gia TTNTLNH thì nay tất cả các tổ chức có giấy phép kinh doanh ngoại tệ đều có thể trở thành thành viên của thị trường. Tất cả các ngoại tệ đều đã được phép giao dịch trên thị trường thay vì chỉ có 6 loại ngoại tệ. Nghiệp vụ hốn đổi đã được phép áp dụng trong giao dịch bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống giao ngay và kì hạn.

Tuy nhiên, trước NĐ101/1999 của NHNN thì ngày 17/8/1998, Chính phủ đã ra Nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lí ngoại hối, thay thế NĐ 161/HĐBT ban hành năm 1988. Có thể nói, Nghị định quản lí ngoại hối đã đưa ra một khung pháp

lí hồn chỉnh đối với việc quản lí và sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh toán quốc tế, hướng đến mục tiêu “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng tiền Việt Nam” mà cụ thể là phân định rõ người cư trú và không cư trú, giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, quy định cách xác định tỷ giá,...Đây cũng chính là tiền đề của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 sau này. Trải qua gần 10 năm thực hiện, NĐ 163/1998/NĐ-CP tỏ ra nhiều bất cập, khơng bắt kịp tiến trình hội nhập, Quốc hội đã chính thức ban hành Pháp lệnh số 28/2005PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 về hoạt động ngoại hối, có hiệu lực thi hành ngày 1/6/2006. Như vậy, kể từ đây thị trường ngoại hối nói chung và TTNTLNH Việt Nam nói riêng đã có một văn bản pháp lí quy định khá đầy đủ, mang tính thống nhất trong việc quản lí hoạt động kinh doanh ngoại hối. Bất kể thành viên là các ngân hàng khi tham gia thị trường thì đều có quyền lợi, trách nhiệm bình đẳng trong việc tuân thủ quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên, Pháp lệnh Ngoại hối 2005 cũng chưa thực sự đã hoàn thiện mà vẫn còn nhiều điểm chưa thật hợp lí như một mặt Pháp lệnh cho phép người gửi ngoại tệ được rút bằng ngoại tệ, mặt khác cũng chính pháp lệnh “Nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam; hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ tại Việt Nam” hay pháp lệnh quy định hạn chế sử dụng ngoại hối ngoại trừ những giao dịch của một số chủ thể nhất định như ngân hàng, cơng ty tài chính có giấy phép hoạt động ngoại hối (theo điều 22) nhưng trên thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng ngoại tệ như một công cụ thanh toán với

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)