Xây dựng hệ thống tài chính an tồn và hội nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 90 - 97)

1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

3.2. Đối với Tổ chức tín dụng, định chế tài chính

3.3.2. Xây dựng hệ thống tài chính an tồn và hội nhập

Trong quá trình phát triển TTNH cần chú trọng đến nền tài chính cịn sơ khai doanh số cịn thấp, kiến thức và kinh nghiệm của ngân hàng về công cụ giao dịch phái sinh phức tạp như quyền chọn, giao dịch tiền tệ tương lai cũng như trình độ kiến thức kinh tế thị trường của doanh nghiệp, cá nhân cịn hạn chế. Vì thế, phản ứng của nền kinh tế trước những chính sách vĩ mơ, trước sự tác động của khủng hoảng kinh tế sẽ có những diễn biến khó lường. Những nhà kinh doanh, đầu tư, người dân thường bị yếu tố tâm lý chi phối mạnh, dẫn dắt và ứng xử theo bầy đàn. Điều này cũng do mơi trường có yếu tố thơng tin bất đối xứng, nguồn dữ liệu chưa được kiểm định, không thống nhất nhau giữa các cơ quan thông tin ảnh hưởng mạnh đến việc phân tích và dự báo diễn biến thị trường.

Để phát triển TTNH Việt Nam hoạt động an tồn và hiệu quả, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; giám sát các luồng vốn; mở cửa khu vực tài chính theo các cam kết quốc tế, cần có những giải pháp cơ bản về cơ chế và giám sát thị trường tài chính nhằm hạn chế rủi ro.

Căn cứ vào những điểm tương đồng về thể chế chính trị và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, và cũng xuất phát từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, nước ta có thể dựa vào kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình mở cửa và phát triển TTNH. Đáp ứng yêu cầu hội nhập nhưng vẫn đảm bảo độc lập trong thực thi chính sách theo mục tiêu đề ra.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mức độ tự do hoá các giao dịch ngoại hối của Việt Nam hiện nay đã ngang với các nước có dự trữ ngoại hối lớn, đủ sức can thiệp và đáp ứng cho thị trường. Pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam ban hành năm 2005 được đánh gía là có độ mở lớn hơn điều lệ quản lý ngoại hối của Trung Quốc ban hành năm 2008, các quy định về giao dịch vãng lai có độ mở ngang nhau, các giao dịch vốn được thực hiện tự do hơn và rất thơng thống.

Tuy nhiên, Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững, lạm phát cao, dự trữ ngoại hối của nhà nước còn mỏng, nhập siêu tang qua các năm, nếu hoạt động ngoại hối tự do quá, sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước, gây sức ép lên tỷ giá và ngăn cản việc tăng dự trữ ngoại hối.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với bất kỳ một vấn đề hay thực trạng nào thì cũng cần có các biện pháp hay giải pháp tương ứng để xử lý và giải quyết nhằm khắc phục những khuyết điểm và phát huy những mặt tích cực của nó.

Với thực trạng của TTNTLNH tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam thì có rất nhiều giải pháp đưa ra, mỗi giải pháp có một tác dụng nhất định và ở một khía cạnh nhất định, để đạt được mục tiêu phải thực hiện tốt và đồng bộ tất cả các giải pháp, cần phải có sự phối kết hợp giữa các chủ thể tham gia thị trường, cơ quan quản lý là NHNN và sự hợp tác, nổ lực của tất các các TCTD. Với phạm vi nghiên cứ và còn giới hạn về mặt kiến thức, tác giả đã đưa ra các giải pháp nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam, với mong muốn góp phần bé nhỏ vào việc xây dựng chính sách, quy định của NHNN và tác nghiệp tại các TCTD nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hơn hiệu quả hoạt động và lành mạnh hoá thị trường.

KẾT LUẬN VÀ NHÂN XÉT CHUNG

Trong xu thế tự do hoá thương mại sâu sắc ngày nay, sự cạnh tranh và thách thức đặt ra đối với thị trường tại chính Việt Nam là khơng nhỏ, đặc biệt trong hoạt động ngân hàng. Những thay đổi trong cơ chế, chính sách của NHNN về lãi suất, tỷ giá, … sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và từ đó có những tác động đa chiều đến các chủ thể khác trong nền kinh tế. Chính vì thế, Nhà nước đang hết sức chú trọng đến việc phát triển TTNTLNH còn non trẻ của Việt Nam – một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng đầy những rủi ro, một thị trường là chiếc cầu nối để kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới.

Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận với phân tích thực tiễn hoạt động của TTNTLNH Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến nay, khoá luận này đã đạt được một số kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu tổng quan về TTNTLNH bao gồm các yếu tố như khái niệm, đặc điểm , thành viên tham gia thị trường, … khoá luận đã cho ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM đóng vai trị quan trọng, khơng thể thiếu của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Bên cạnh đó, một số bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, điều tiết và phát triển TTNTLNH tại các nước như Mỹ, Trung Quốc cũng được đề cập đến trong bài làm tiền đề, cơ sở lý luận để phân tích thực trạng hoạt động của TTNTLNH Việt Nam.

Thứ hai, khố luận đã phân tích thực trạng hoạt động của TTNTLNH Việt Nam, đi sâu tìm hiểu về diễn biến thị trường, tình hình căng thẳng ngoại tệ trong thời gian qua mà nguyên nhân xuất phát từ tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân cũng như các biện pháp điều hành tỷ giá, biên độ tỷ giá trên TTNTLNH của NHNN, …Mặc dù thu được những kết quả tích cực bước đầu là bình ổn thị trường nhưng không tránh khỏi một vài hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này, NHNN cần có những

giải pháp kịp thời để đáp ứng những mục tiêu đã đề ra cả trong ngắn hạn và dài hạn, giúp TTNTLNH hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ ba, trước những yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để định hướng cho hoạt động của TTNTLNH Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm học hỏi từ các nước phát triển hơn và thực trạng hoạt động của thị trường này tại nước ta, khoá luận đã đưa ra một loạt các giải pháp có tính thực tiễn như: hồn thiện và đa dạng hố nghiệp vụ giao dịch, tiến hành thiết lập TTNTLNH theo mơ hình tổ chức kép, hiện đại hoá khâu thanh toán, … Đề tài bắt đầu bằng việc nghiên cứu các cơ sở lý luận về TTNTLNH, đến phân tích q trình hình thành và phát triển, tập trung phân tích thực trạng của TTNTLNH Việt Nam từ 2011 đến nay và sau cùng đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường. Với kiến thức có phần hạn chế của mình, tơi mong được Q thầy cơ và các bạn đóng góp và góp ý thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Hoàng Đức Long (2010), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam.

2. Lê Thị Anh Đào (2011), Luận án Tiến Sỹ Kinh tế, Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1991), Quyết định số 107/QĐ-NH ngày 16/8/1991 về việc thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1994), Quyết định số 203/QĐ-NH ngày 29/10/2004 về việc thành lập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

5. Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối.

6. Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.

7. Nhà Xuất bản Thống kê (2005), PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

8. Phạm Thị Hoàng Anh (2009), “Chế độ tỷ giá của Singapore và Trung Quốc – Lý thuyết thực tế và những gợi ý cho Việt Nam” – Tap chí Ngân hàng tháng 9/2009.

9. Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 về Pháp lệnh ngoại hối.

10. Quản trị Ngân hàng Thương mại – PGS.TS Trần Huy Hoàng

11. Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

12. Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 về Quy định trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

13. Thông tư hợp nhất số 08/VBHN-NHNN ngày 13/12/2013 về việc hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

14. Thơng tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/08/2014 về việc hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

15. Thơng tư số 27/2013/TT-NHNN ngày 05/12/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tiếng Anh:

16. Bob Steiner (2002), “Foreign Exchange And Money Markets”, Butterworth- Heinemann Finance, Securities Institute.

17. Ding Jianding (1998), :China’s Foreign Exchange Black Market and Exchange Flight: Analysis of Exchange Rate Policy”. The Developing Economies. XXXVI-1:24

18. Grace Cheng, 2011, “ 7 Winning strategies for trading forex”

19. http://www.tradechakra.com/economy/philippines/banking-and-finance-in- philippines-243.php.

20. Joseph A. Walker (1991), “How the Options Markets Work”, Newyork Institute of Finance.

21. Mossa, I.A (2004), “International Finance: an analytical approach”, 2 edn, The McGraw-Hill, Sydney.

22. Ng Beoy Kui (1998), “The Development and Growth of Foreign Exchange Market in the SEACEN countries”. SEACEN, Research and Training Centre.Kuala Lumpur Malaysia.

23. Ralph, Connel và Sunsil Sharma, (2009), “A Framework for financical market Development” IMF Working Paper, WP/09/156.

24. Sam Y. Cross (1998), “The Foreign Exchange Market in the United State”. Federal Reserve Bank of NY.

25. Yin-Wong Cheung (1998), “The Hong Kong Foreign Exchange Market”. HKCER Letters, Vol.50

26. Zhang Jikang And Liang Yuanyuan (2006), “The Institutional and Structural Problems of China’s Foreign Exchange Market & Implication for the New Exchange Rate Regime”. China: an International Journal, Vol.4, No.1, p26.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)