Tính chất, đặc điểm, cơ chế vận hành và phương tiện giao dịch của thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 48)

1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

2.1. Tổng quan về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

2.1.3. Tính chất, đặc điểm, cơ chế vận hành và phương tiện giao dịch của thị trường

trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam

2.1.3.1 Tính chất đặc điểm và cơ chế vận hành

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam là một thành phần của thị trường tiền tệ ngân hàng, được quản lý thống nhất theo pháp luật ngân hàng và pháp luật của nhà nước Việt Nam có liên quan, được sự kiểm tra, kiểm soát của NHNN và các cơ quan quản lý, thị trường vận hành theo cơ chế chung về cơ chế cung cầu của hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và cũng có những nguyên tắc riêng của nó.

TTNTLNH cho phép các đối tượng tham gia là các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính và các định chế tài chính khác giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn (đối với các tổ chức được phép) trên cơ sở thoả thuận các nội dung và điều kiện giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định của Ngân hàng nhà nước. Việc giao dịch được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, phù hợp với nhu cầu mỗi bên.

Reuters Dealing 3000 là việc hai đối tác cùng thỏa thuận với nhau về việc đối tác này sẽ mua, hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá, ngày giao dịch và ngày giá trị cụ thể thông qua hệ thống điện tử chuyên dung nhằm xác nhận giao dịch mua bán ngoại tệ của hai bên. Các chi tiết của hợp đồng mua bán ngoại tệ như sau:

- Số lượng ngoại tệ: là số lượng ngoại tệ mà hai bên thỏa thuận đồng ý mua bán lẫn nhau, số ngoại tệ này được xác định trên nhu cầu cung cầu ngoại tệ giữa hai bên khi tiến hành giao dịch.

- Ngày giao dịch, ngày giá trị: Ngày giao dịch là ngày mà hai bên tiến hành thỏa thuận giao dịch với nhau, ngày giá trị là ngày có hiệu lực của thỏa thuận giao dịch với nhau.

- Tỷ giá : là giá mà hai bên xác định giá mua bán một lượng ngoại tệ với nhau. - Chỉ dẫn thanh toán: là việc hai bên thỏa thuận mua bán ngoại tệ và chỉ ra

phương thức thanh toán và tài khoản ngoại tệ cho hai bên vào ngày giá trị của giao dịch.

2.1.3.2 Phương tiện giao dịch trên thị trường.

Hiện nay, các TCTD thường sử dụng công cụ giao dịch qua điện thoại ghi âm, do quy mơ và tính chất giao dịch ngày càng nhiều, các TCTD đã triển khai sử dụng cơng cụ giao dịch mang tính chất chun nghiệp hơn, hiện đại hơn và an toàn hơn là hệ thống giao dịch điện tử toàn cầu do Hãng Thomson Reuters cung cấp, hầu hết các NHTM tại Việt Nam đã sử dụng công cụ giao dịch điện tử này. Hệ thống giao dịch điện tử cho phép các đối tác liên hệ và các nhận giao dịch trực tiếp với nhau về nội dung giao dịch trên màn hình điện tử, các nội dung này được lưu giữ tại Trung tâm xử lý dữ liệu của nhà cung cấp và các đối tác có thể truy cập lịch sử giao dịch bất cứ lúc nào tại thời điểm nhiều năm về trước. Vào đầu năm 2014, NHNN đã triển khai chương trình khai thác dữ liệu tức thời qua hệ thống Dealer tracker để NHNN cập nhật được tức thời tình hình giao dịch ngoại tệ của tồn hệ thống liên ngân hàng ngay lập tức để NHNN có thể kịp thời nắm bắt thị trường và đưa ra những chính sách và cơ chế can thiệp thị trường hợp lý để ổn định thì trường ngoại

tệ khi cần thiết. Xác nhận giao dịch qua hệ thống Reuters Dealing 3000 được coi là một giao kết hợp đồng có giá trị thực đối với các bên vào ngày giá trị và không được phép huỹ ngang.

Hoạt động giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam chủ yếu được xác lập trên cơ sở quan hệ cung cầu ngoại tệ của mỗi bên. Một số thơng lệ được hình thành và áp dụng phổ biến như thoả thuận tỷ giá mua bán ngoại tệ qua hệ thống Reuters Messenger hoặc qua điện thoại, sau đó xác nhận giao dịch qua hệ thống Reuters Dealing 3000. Sau đó bộ phận Back office sẽ thực hiện xác nhận giao dịch qua MT300 và thanh toán chuyển tiền thanh toán giao dịch mua bán ngoại tệ cho nhau. Xác nhận qua Reuters Dealing 3000 khơng được huỹ ngang, nếu có thoả thuận huỹ giao dịch sau khi xác nhận trên Reuters Dealing 3000 thì phải báo cáo việc huỹ giao dịch này với NHNN. Đối tác nào khơng giữ được uy tín và khơng theo nguyên tắc này sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và thị trường sẽ không chấp nhận giao dịch những lần sau đó.

2.1.3.3. Tác dụng của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đáp ứng nhu cầu cung cầu ngoại tệ của các ngân hàng trong được để hình thành mức tỷ giá mua bán của thị trường. Đây là thị trường quan trọng để Ngân hàng nhà nước điều tiết quản lý thị trường ngoại hối thông qua các ngân hàng thương mại để cung ứng ngoại tệ ra thị trường qua việc bán ngoại tệ qua các ngân hàng thương mại hoặc sẽ mua lượng ngoại tệ dư thừa trên thị trường qua các ngân hàng thương mại nhằm ổn định tỷ giá theo đúng định hướng của ngân hàng nhà nước. Ngoài ra thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng là nơi để các ngân hàng giải quyết những dư thừa hoặc thiếu hụt ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho cá nhân và các cơng ty thanh tốn hàng hóa xuất nhập khẩu.

2.1.3.4 Nguyên tắc giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi diễn ra các giao dịch về ngoại tệ giữa các NHTM và các định chế tài chính, là thị trường mua bán ngoại tệ sỉ giữa các định chế tài chính cùng với sự tham gia mang tính chất điều tiết của ngân hàng nhà nước. Thị trường hoạt động trên cơ sở quản lý và pháp luật liên quan, các giao dịch

trên thị trường phải được công khai, minh bạch. Các đối tượng tham gia phải đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định và tuân thủ các quy định hiện hành, đảm bảo thị trường vận hành một cách hiệu quả và an toàn. Thị trường cho phép các bên tham gia thực hiện giao dịch trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện và hai bên cùng có lợi, không bên nào chịu áp lực hay khống chế của bất kỳ đối tượng nào.

Các giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa các đối tác được thực hiện trên nguyên tắc tự do thỏa thuận về các nội dung và điều kiện giao dịch trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi và phù hợp với các quy định pháp luật liên quan và các quy định của NHNN.

2.2 Thực trạng của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến nay từ 2011 đến nay

2.2.1 Những văn bản pháp lý qui định hoạt động kinh doanh ngoại hối

Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về quản lý hoạt động ngoại hối là Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 được ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh ngoại hối ra đời đã thống nhất những nguyên tắc quản lý ngoại hối vào một đầu mối văn bản pháp lý chuyên ngành, là cơ sở chi phi phối toàn bộ các vấn đề liên quan đến ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối, pháp lệnh khẳng định chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam là nhằm tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Để hướng dẫn thực hiện pháp lệnh ngoại hối Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006.

Riêng đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, ngày 11/4/2008, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết về hoạt động

cung ứng dịch vụ ngoại hối của Ngân hàng và TCTD phi ngân hàng đã được quy định trong nghị 160/2006/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 28/12/2006. Đề cập đến các điều kiện cũng như thủ tục xin cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các ngân hàng.

Ngày 10/11/2004 NHNN ra quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN đã mở rộng phạm vi đối tượng được phép tham gia giao dịch kỳ hạn ngoài vác tổ chức kinh tế, có các tổ chức khác và cá nhân có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cũng được quyền tham gia mua bán ngoại tệ kỳ hạn, đây là quyết định tạo điều kiện cho giao dịch kỳ hạn được sử dụng rộng rãi, hù hợp với những biến động ngày càng tang của tỷ giá trong giai đoạn hội nhập.

Trên cơ sở sau khi cho phép thực hiện thí điểm. NHNN dã chính thức cho phép các NHTM được thực hiện giao dịch quyền chọn thông qua Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về giao dich hối đối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Quyết định này đã giới thiệu cho thị trường làm quen với giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ và là bước đệm tiền đề giúp cho NHNN đưa ra thực hiện cơng cụ phịng ngừa rủi ro khác là quyền chọn tiền đồng.

2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam.

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng các ngân hàng vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ, có nghĩa là ngân hàng có thể tham gia kinh doanh trên TTNH với đầy đủ mục đích hay đầy đủ chức năng của các thành viên tham gia. Nhưng kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng Việt Nam đa số chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ cho khách hàng nghĩa là chỉ có chức năng là nhà tạo giá thứ cấp, nhà chấp nhận giá, chứ ít có ngân hàng tham gia thực sự trên TTNH với vai trò nhà toạ giá sơ cấp.

Các ngân hàng lớn ở Việt Nam có hoạt động kinh doanh ngoại hối đã phát triển nghiệp vụ này qua các năm, xem đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh và tăng

lợi nhuận cho ngân hàng, ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các nhà xuất nhập khẩu góp phần phát triển giao dịch thanh tốn và tài trợ thương mại.

Để phát triển hoạt động kinh doanh các ngân hàng như ACB, Sacombank, VCB, Eximbank đã đầu tư hệ thống Reuters Eikon, Reuters Dealing và cấp nhật hệ thống thanh toán Core Banking. Những ngân hàng lớn đều quan tâm đến tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại hối và tìm kiếm các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về hoạt động này, nhằm mục đích thành lập đội ngủ nhân viên kinh doanh ngoại hối chuyên nghiệp có trình độ cao.

2.2.3 Thực trạng sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh tại Việt Nam

Hoạt động kinh donah ngoại hối tại các ngân hàng ngoài giao dịch giao ngay còn sử dụng giao dịch ngoại hối phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn.

Đối với giao dịch kỳ hạn: Khi khách hàng có nhu cầu mua bán kỳ hạn, hốn đổi giao dịch viên sẽ căn cứ vào tỷ giá giao ngay, lãi suất (VND theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố, USD theo lãi suất Fed công bố hoặc chênh lệch lãi suất USD và VND thực tế ) để tính tốn giá chào mua, chào bán cho khách hàng, tỷ giá không được vượt quá tỷ giá trần quy định. Sau đó các khách hàng sẽ thực hiện ký quỹ, có thể bằng VND hay bằng ngoại tệ, mức ký quỹ tuỳ theo thời kỳ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng.

Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Forex Swap) chủ yếu chỉ thực hiện giữa các ngân hàng và giữa NHTM với NHNN nhằm giải quyết vấn đề về thiếu vốn tạm thời. Tuy nhiên, việc xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi là như nhau, nghĩa là khơng có sự phân biệt giữa một giao dịch kỳ hạn riêng lẽ mà trong thuật ngữ kinh doanh ngoại hối gọi là Forward Outright với giao dịch kỳ hạn hoán đổi Forward Swap. Theo lý thuyết, trong giao dịch hoán đổi ngoại hối Forex Swap là kết hợp 2 giao dịch đồng thời mua và bán một lượng ngoại tệ, và phổ biến là loại swap kếthojwp 2 giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Trong vế kỳ hạn khi xác định tỷ giá kỳ hạn sẽ lấy tỷ giá giao ngay để thực hiện trong vế giao

ngay để tính tỷ giá kỳ hạn vì thế giao dịch này khi thực hiện sẽ có lợi hơn là thực hiện hai giao dịch giao ngay và kỳ hạn riêng lẻ.

Đối với giao dịch quyền chọn: Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch, giao dịch viên sẽ thu thập dữ liệu về số lượng ngoại tệ, loại tiền, ngày ký hợp đồng, tỷ giá thực hiện, loại quyền chọn, kiểu quyền chọn, thời hạn hiệu lực. Căn cứ trên các yếu tố đó, giao dịch viên sẽ liên lạc với các ngân hàng nước ngồi để tham khảo mức phí. Nếu đồng ý về mức phí này, khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng quyền chọn với ngân hàng. Trong thời gian hiệu lực, nếu khách hàng muốn thực hiện hợp đồng thì gửi giấy đề nghị thực hiện hợp đồng cho ngân hàng, khách hàng phải chuyển số tiền cho ngân hàng hoặc cho phép ngân hàng ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ ghi có số tiền đối ứng vào tài khoản của doanh nghiệp. Đồng thời ngân hàng sẽ gửi yêu cầu thực hiện hợp đồng cho đối tác nước ngồi. Như vậy, vài trị của ngân hàng giống như trung gian cho khách hàng trong nước và ngân hàng nước ngồi, thực hiện thu phí khách hàng và trả phí cho ngân hàng nước ngồi.

Tháng 4/2005 NHNN đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn ngoại tệ với VND. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10000 USD. ACB chia nhỏ giá trị hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng dễ sử dụng. Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank, hợp đồng chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu âu và BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005.

Tuy nhiên, giao dịch chiếm tỷ lệ cao nhất đó là giao dịch giao ngay (khoảng 90%) còn những giao dịch phái sinh chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, ngoại trừ giao dịc kỳ hạn, các giao dịch phái sinh khác thậm chí khơng có doanh số phát sinh.

Qua thực trạng sử dụng giao dịch ngoại hối phái sinh nhưng năm qua có thể rút ra những nhận định sau:

Thứ nhất, doanh số giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi chỉ chiếm khoảng gần 8% trên tổng doanh số giao dịch của các NHTM và trong doanh số giao dịch kỳ

hạn và hốn đổi có sự bất cân xứng giữa doanh số mua bán, doanh số bán kỳ hạn của ngân hàng chiếm tỷ lệ gần 70% so với doanh số mua kỳ hạn, như vậy, trong giao dịch kỳ hạn NHTM thường ở trạng thái đoản về ngoại tệ.

Thứ hai, trong giao dịch kỳ hạn yêu cầu khách hàng ký quỹ và cách tính tỷ giá kỳ hạn như quyết định 648/2004/QĐ-NHNN sử dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bối đối với VND và lãi suất USD của FED là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế (lãi suất hai đồng tiền là lãi suất tiền gửi và tiền vay trên thị trường tại thời điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)