1 .Tổng quan về năng lực cạnh tranh sản ph ẩm
2.3 Phân tích các yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công
2.3.1.1 Mơi trường chính trị, pháp lý
Tình hình chính trị tại Việt nam luôn ổn định và bản thân nhà nước Việt
Nam cũng nhận thấy ngành dệt may là ngành có lợi thế đóng góp đáng kể để gia
tăng kim ngạch xuất khẩu trong nước. Chính yếu tố ổn định về chính trị cũng là điều kiện thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam, góp phần đẫy mạnh năng lực cạnh
tranh các mặc hàng may mặc trên thị trường nội địa. Ngoài ra để hàng nội địa
thực sự trở thành sự lựa chọn ưu tiên của người Việt, ngày 31/7/2009 Bộ Chính trị
đã ban hành văn bản số 264-TB/TW về việc tổ chức cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Sau thời điểm này, chương trình đã được phát động trên toàn quốc. Gần một năm sau, tại các hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội như:
Big C, Fivimart, Hapro, sản phẩm nhập khẩu đã giảm đáng kể, chỉ chiếm khoảng
20-30% trong tổng lượng hàng hóa.
Bộ Chính trị đã có kết luận về tổ chức cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" với tinh thần chỉ đạo: Đây không chỉ là biện pháp trước mắt, mà là chiến lược lâu dài, phát huy nội lực.
Nhà nước cũng hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án
qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu , trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm. Đầu tư các cơng trình xử lý nước thải , quy hoạch các cụm công nghiệp dệt , xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới , đào tạo và nghiên cứu của các viện,
trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành Dệt _ May.
Những điều này là yếu tố thuận lợi lớn giúp các doanh nghiệp may trong
nước dần chiếm lĩnh thị trường nội địa.