Liên quan thang điểm CHA2DS2-VASC với thể rung nhĩ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thể lâm sàng, biến chứng và chỉ số CHADS2, CHA2DS2 VASc trong đánh giá nguy cơ tắc mạch rung nhĩ (Trang 72 - 73)

- Tần suất và mức độ của triệu chứng rung nhĩ, khả năng gắng sức.

4.3.3.Liên quan thang điểm CHA2DS2-VASC với thể rung nhĩ

Chương4 BÀN LUẬN

4.3.3.Liên quan thang điểm CHA2DS2-VASC với thể rung nhĩ

So với RN tái phát (3,17 ± 1,27), trị trung bình CHA2DS2-VASc ở thể rung nhĩ kịch phát (4,06 ± 1,82) và RN vĩnh viễn (3,32 ± 1,48) khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

So với RN tái phát (2,25 ± 1,06), trị trung bình CHADS2 ở thể rung nhĩ kịch phát (2,47 ± 1,38) và RN vĩnh viễn (1,99 ± 0,97) khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả của tác giả Trần Quốc Huy cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số CHA2DS2-VASc trung bình ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ kịch phát, dai dẳng và rung nhĩ mạn tính (3,19 ± 1,63; 3,90 ± 1,60; p>0,05) [3].

Điều này cho thấy rằng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát, dai dẳng và rung nhĩ mạn tính đều như nhau. Do đó trong khuyến cáo của mình, Hội Tim mạch Châu Âu khơng đề cập đến việc phân loại rung nhĩ trong việc đánh giá thang điểm CHA2DS2-VASc. Việc điều trị dự phòng huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát, dai dẳng hay rung nhĩ mạn tính đều như nhau và đều dựa vào thang điểm CHA2DS2-VASc.

Nguy cơ đột quỵ được chứng minh rõ ràng đối với rung nhĩ dai dẳng và rung nhĩ vĩnh viễn. Riêng với rung nhĩ kịch phát, mặc dù có những lúc tự phát trở về nhịp xoang nhưng nguy cơ vẫn khơng ít hơn so với các loại còn lại [30]. 25% các trường hợp đột quỵ trong rung nhĩ có thể quy trách cho bệnh lý mạch máu não sẵn có, nguồn huyết khối từ tim khác hoặc các mảng xõ vữa từ ðộng mạch chủ. Ở người trên 80 tuổi, 36% trýờng hợp ðột quỵ xảy ra trên nền

rung nhĩ, nguy cõ hằng nãm là 3% ðến 8%, Tuy nhiên, kết quả nàv lại liên quan chặt chẽ ðến các yếu tố nguy cõ ðột quỵ. Khoảng một nửa bệnh nhân rung nhĩ lớn tuổi có kèm tãng huyết áp, 12% có hẹp ðộng mạch cảnh. Do vậy, cần đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ tồn tại đồng thời.

Điều trị chống huyết khối cầnphải đặt ra trên mọi bệnh nhân rung nhĩ ngoại trừ rung nhĩ nguy cơ thấp hoặc có chống chỉ định. Lựa chọn thuốc chống huyết khối cần xem xét nguy cơ tuyệt đối của đột quỵ cũng như nguy cơ chảy máu. Bất kể dạng rung nhĩ (kịch phát, dai dẳng, vĩnh viễn), việc tiếp cận điều trị chống huyết khối đều tiến hành như nhau. Cuồng nhĩ có cách thức tiếp cận tương tự [12],[32],[62].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thể lâm sàng, biến chứng và chỉ số CHADS2, CHA2DS2 VASc trong đánh giá nguy cơ tắc mạch rung nhĩ (Trang 72 - 73)