Phân bố tần số tim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thể lâm sàng, biến chứng và chỉ số CHADS2, CHA2DS2 VASc trong đánh giá nguy cơ tắc mạch rung nhĩ (Trang 67)

- Tần suất và mức độ của triệu chứng rung nhĩ, khả năng gắng sức.

4.2.3.Phân bố tần số tim

Chương4 BÀN LUẬN

4.2.3.Phân bố tần số tim

chiếm 55,56%. Tần số tim ≥ 100 lần/phút có 38 người chiếm 35,19 %. Tần số tim ≤ 60 lần/phút có 10 người chiếm 9,26 %.

TST trung bình là 92,81 ± 25,42 lần/phút. Không có phương pháp chuẩn để hướng dẫn đánh giá kiểm soát tần số tim. Những tiêu chuẩn về kiểm soát tần số tim thay đổi theo tuổi bệnh nhân nhưng thường liên quan đến sự đặt TS thất giữa 60 - 80/phút lúc nghỉ và 90 - 115/phút lúc vận động vừa phải. Với AFFIRM, kiểm soát tần số thích hợp được định nghĩa là nhịp tim trung bình 80/phút mà không có khi nào > 100% tần số tim cực đại dự kiến khi vận động đã đượcđiều chỉnh theo tuổi hoặc tần số tim cực đại là 110lần/phút trong khi thực hiện test đi bộ 6 phút. Trong RACE, kiểm soát tần số được xác định là 100 lần/phút lúc nghỉ. Chỉ có 5% bệnh nhân từ những thử nghiệm lớn này đòi hỏi phải cắt đốt nhĩ thất để đạt sự kiểm soát tần số trong những giới hạn này[20].Rung nhĩ tác động lên huyết động thông qua các yếu tố mất đồng bộ co bóp nhĩ, đáp ứng thát không đều, tần số tim nhanh và giảm tưới máu vành, thời kỳ nhĩ thu chiếm ¼ cung lượng tim và khi mất nhĩ thu sẽ làm giảm nặng thể tích nhát bóp nhất là khi đổ đầy thất gặp hạn chế trong hẹp van hai lá, tăng áp, bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh cơ tim hạn chế, Đáp ứng thất không đều cũng làm giảm 9% cung lượng tim theo các thực nghiệm trên động vật. Co bóp cơ thất cũng không hằng định trong rung nhĩ có sự thay đổi về độ dài của chu chuyển tim. Đối với cấu trúc giải phẩu cơ tim, rung nhĩ dai dẳng là gia tăng thể tích tâm nhĩ lên 30-40%. Ngoài ra khi đáp ứng thất nhanh (>130 lần /phút, cũng nhĩ có thể gây ra bệnh cơ tim do nhịp nhanh (buồng thất giảm), chính bất thường tâm thất này sẽ làm xuất hiện hoặc gia trọng thêm tình trạng suy tim, nhiều tác giả đặt ra để giải thích cho bệnh cơ tim do nhịp nhanh, thiếu năng lượng cho cơ tim, thiếu máu cục bộ, bất thường điều hòa calcium và hiện tượng tái cấu trúc, những thay đổi về hình thái giải phẩu tim liên huyết động [21]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thể lâm sàng, biến chứng và chỉ số CHADS2, CHA2DS2 VASc trong đánh giá nguy cơ tắc mạch rung nhĩ (Trang 67)