Đặc điểm các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thể lâm sàng, biến chứng và chỉ số CHADS2, CHA2DS2 VASc trong đánh giá nguy cơ tắc mạch rung nhĩ (Trang 63)

- Tần suất và mức độ của triệu chứng rung nhĩ, khả năng gắng sức.

4.1.4.Đặc điểm các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ

Chương4 BÀN LUẬN

4.1.4.Đặc điểm các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ

Bệnh nhân có tỷ lệ suy tim cao nhất có 77 bệnh nhân chiếm 71,30%, THA có 44 bệnh nhân chiếm (40,74%). Tuổi ≥75 có 32 bệnh nhân chiếm (29,63%),hút thuốc lá có 27bệnh nhân chiếm 25,00%. TắC MạCH VÀNHcó 18 bệnh nhân chiếm (16,67%), thấp nhất bệnh mạch máu ngoại vi 4 bệnh

nhân chiếm 3,70%. Các yếu tố nguy cơ lâm sàng đối với đột quỵ do tắc mạch huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh van tim là các yếu tố có liên quan đến sự ứ huyết của nhĩ trái, mà đây chính là nền tảng để hình thành huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ. Các yếu tố này bao gồm: tuổi ≥ 75, tăng huyết áp, suy tim ứ huyết, tiền sử đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não thoáng qua, tuổi 65-74, bệnh mạch máu ngoại vi và giới nữ. Tuổi già liên quan đến sự giảm co hồi tiểu nhĩ trái và giảm vận tốc dòng chảy tiểu nhĩ trái, điều này làm tăng sự ứ huyết tiểu nhĩ trái. Tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ thường gặp nhất ở bệnh nhân rung nhĩ, dẫn đến giãn nhĩ trái và ứ huyết tiểu nhĩ trái, có lẽ qua trung gian của rối loạn chức năng thất trái tâm trương [14]. Suy tim ứ huyết làm tăng gánh nặng cho nhĩ trái bởi quá tải áp lực, do đó làm giãn nhĩ trái và xơ hoá. Bệnh mạch máu bao gồm tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi, mảng vữa động mạch chủ là các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ bởi cơ chế có liên quan với tình trạng tăng đông máu và ứ huyết nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ. Hơn nữa, bệnh nhân có tiền sử đột quỵ có thể có tiền tố gây ứ huyết. Tất cả các yếu tố này có thể góp phần gây ứ huyết nhĩ trái, dẫn đến làm tăng nguy cơ tắc mạch huyết khối[15]

So với các nghiên cứu khác:

Suy tim THA Tuổi ≥ 75 Hút thuốc lá Uống rượu TắC MạCH VÀNH Bệnh mạch máu CHÚNG TÔI 71,3% 40% 29,6% 25% 23,1% 16,7% 3.7F% EURO HEART SURVEY 32% 65% 38% 8% 10% A THIÊN A 29% 87% 41% 14% MASAKI VÀ cộng sự 13% 61% 30% 12%

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao và bệnh mạch máu ngoại vi thấp nhất nhưng chưa bằng các nghiêm cứu khác điều này có thể ảnh hưởng do cở mẩu và tỉ lệ huyết áp tăng cao đứng thứ hai trong nghiên cứu của chúng tôi đó cũng nói lên sự phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ. Bên cạnh đó đáng chú ý hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ suy tim sung huyết cao (71,3%) khác với các nghiên cứu khác, chúng tôi chẩn đoán suy tim chủ yếu dựa vào lâm sàng và siêu âm tim, hoặc có tiền sử trước đó, hoặc đang điều trị. Tác giả Gage và cộng sự cũng chẩn đoán suy tim sung huyết dựa vào biểu hiện lâm sàng, thêm một nghiên cứu tại Rotteerdam, trong đoàn hệ gồm 7546 người tham gia, sau 9,7 năm theo dõi, nguy cơ đột ngụy tăng lên gấp 5 lần sau chẩn đoán suy tim và trở về bình thường sau 6 tháng. Sự biến thiên này càng chứng tỏ, chức năng tim càng kém càng có nhiều nguy cơ do thuyên tắc từ tim và với việc điều trị suy tim, nguy cơ này giảm dần sau đó. Suy tim và rung nhĩ là hai tình trạng thường đôi với nhau với quan hệ nhân quả phức tạp, suy tim lâu ngày có thể dẫn đến rung nhĩ, ngược lại, rung nhĩ không được kiểm soát nhịp hoặc tần số sẽ làm suy thoái thêm chức năng tim.[32,49]

Ngoài những yếu tố nguy cơ chính còn có hút thuốc lá và uống rượu trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ khá cao, đây là yếu tố liên quan đến đột quỵ nhưng không được thang điểm đưa vào đánh giá. Tỉ lệ hút thuốc lá và uống rượu chúng tôi ghi nhận cao hơn so với các nghiên cứu tại Âu Mỹ nhưng tương đồng với nghiên cứu tại Nhật Bản của tác giả Masaki vậy tỉ lệ này của nghiên cứu chúng tôi khá cao nên vấn đề cần phải lưu ý đến yếu tố này để phòng ngừa đột quỵ.[20]

Yếu tố nguy cơ còn nhiều thì khả năng đột quỵ còn cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thể lâm sàng, biến chứng và chỉ số CHADS2, CHA2DS2 VASc trong đánh giá nguy cơ tắc mạch rung nhĩ (Trang 63)