- Tần suất và mức độ của triệu chứng rung nhĩ, khả năng gắng sức.
Chương4 BÀN LUẬN
4.2. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA RUNG NHĨ 1 Các thể lâm sàng
4.2.1. Các thể lâm sàng
Tỷ lệ rung nhĩ vĩnh viễn chiếm tỷ lệ cao nhất (73,15%), rung nhĩ kịch phát chiếm 15,74%; rung nhĩ tái phát 11,11%, không có RN dai dẵng.
Trong một thử nghiệm SAFE-T trên 665 bệnh nhân bị rung nhĩ dai dẳng, chuyển nhịp diễn ra ở 27% số bệnh nhân sau 28 ngày điều trị bằng amiodarone, so với 24% điều trị bằng sotalol và 0,8% điều trị bằng giả dược. Mặc dù tốc độ đáp ứng có khác trong suốt thời gian duy trì uống thuốc, amiodarone, propafenone, và sotalol dường như đều hiệu quả như nhau trong việc chuyển nhịp rung nhĩ dai dẳng sang nhịp xoang.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc truyền tĩnh mạch để chuyển nhịp sớm sau khi khởi phát rung nhĩ (trong vòng 24 tiếng),còn có thể chỉ định các thuốc chống loạn nhịp trong một thời gian dài hơn để đạt được khử rung sau một thời rung nhĩ dài hơn.
Trong các trường hợp này, việc cho uống amiodarone tương ứng với mức chuyển nhịp từ 15% đến 40% trong vòng 28 ngày. Trong một nghiên cứu đối chiếu, amiodarone và propafenone tương ứng với các tỷ lệ tương tự (40%) về chuyển nhịp rung nhĩ dai dẳng với khoảng thời gian kéo dài trung bình là 5 tháng. Điều đáng ghi nhận là tất cả các trường hợp trong đó hiện tượng chuyển nhịp sau khi dùng amiodarone xảy ra sau 7 ngày, với các phản ứng tiếp tục đến 28 ngày, trong khi đó thì hiện tượng chuyển nhịp xảy ra nhanh hơn với propafenone (từ 1 đến 14 ngày).
Các tác dụng ngược của amiodarone gồm có: chậm nhịp tim, hạ huyết áp, rối loạn thị giác, bất thường của tuyến giáp, buồn nôn, và táo bón sau khi uống thuốc và viêm tính mạch sau khi truyền tĩnh mạch ngoại vi. Đã có báo cáo về nhiễm độc cao, kể cả tử vong do chậm nhịp tim kết thúc bằng ngưng tim. Vậy nghiên cứu của chúng tôi còn phải phụ thuộc và mẫu nghiên cứu và cách điều trị của bác sĩ nên còn hạn chế.
Năm 2006, ESC và AHA/ACC phối hợp đưa ra một hướng dẫn chung về xử trí bệnh nhân RN. Trên cơ sở này, 2008 Hội tim mạch Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo về xử trí bệnh nhân RN cho các bác sĩ Việt Nam. Theo đó, ngoài
cách phân loại rung nhĩ theo thời gian tồn tại, thành 3 thể chính gồm RN kịch phát, RN dai dẳng và RN vĩnh viễn; RN còn có thể được phân loại dựa vào bệnh nền, bao gồm RN do bệnh lý van tim và không do bệnh lý van tim.
Rung nhĩ không do bệnh van tim được định nghĩa là các trường hợp RN ở người không có bệnh van 2 lá hậu thấp, không từng được thay van 2 lá nhân tạo hoặc sửa van 2 lá. RN gắn liền với sự gia tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim và tử vong do mọi nguyên nhân. Trong RN do hẹp 2 lá, chỉ định dùng thuốc chống đông là bắt buộc (Class IA).Với RN không do bệnh ban tim, ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy RN không do bệnh van tim cũng làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống. Cụ thể, tỷ lệ đột quỵ trung bình ở người bệnh RN không do bệnh van tim khoảng 5%/năm, cao gấp 2 - 7 lần so với người nhịp xoang.[11,12,13,14,15,]
4.2.2. Triệu chứng lâm sàng
Theo nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết bệnh nhân có các triệu chứng hồi hộp (96,30%), đau ngực (95,37%), khó thở có 102 người chiếm 94,44%. chóng mặt 95 người chiếm 87,96%, Thổi tâm thu có 33 người chiếm 29,63%. Rung tâm trương có18 người chiếm 15,74% Triệu chứng ngất có 31 người chiếm 28,70 %. Ở nước ngoài, nghiên cứu của Thạch Nguyễn (2007)[17]. Narayan SM và cộng sự (1997) ghi nhận với các triệu chứng cơ năng thường gặp ở bệnh nhân rung nhĩ lớn tuổi: khó thở: 52%,đau ngực: 34%,hồi hộp: 26%,chóng mặt: 19%,ngất: 0%.Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác, có lẽ mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung rung nhĩ và chủ quan của bệnh nhân trả lời, mẩu nhỏ, nên kết quả cũng khá chủ quan. Trong nghiên cứu này tỉ lệ khó thở nhiều liên quan đến tỉ lệ suy tim ứ đọng cao trong nhóm nghiên cứu.