Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các TTTN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH hóa nông lúa vàng (Trang 83 - 85)

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN tại Cơng ty TNHH Hóa Nơng

3.2.3 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các TTTN

Một trong những chức năng quan trọng của KTTN là cung cấp thông tin cho nhà quản trị để đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận, trung tâm thông qua kết quả hoạt

động. Để thực hiện được công tác đánh giá đó thì cần thiết phải xây dựng các chỉ tiêu đo lường thích hợp cho từng trung tâm. Theo đó, để có thể đánh giá phù hợp thì yêu

cầu nhà quản trị cần xác định được các tiêu chí cụ thể mà cơng ty cần đạt được.

3.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí

Đối với trung tâm CP thì chỉ tiêu dùng để đánh giá thành quả quản lý chính là CP.

a. Đối với các trung tâm CP định mức

- Thông tin về tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với định mức kế hoạch.

Báo cáo theo mức độ hoạt động, theo công dụng kinh tế và theo yếu tố.

- Thơng tin về từng loại chi phí sản xuất phát sinh so với định mức như chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

- Thơng tin về sự biến động của các loại chi phí sản xuất trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng về lượng và giá của từng loại chi phí đó. Chi tiết như sau:

Biến động chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí định mức Trong đó:

Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế - Lượng định mức) Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - Giá định mức) Bên cạnh đó, để đánh giá thành quả của trung tâm chi phí định mức cịn xét đến số lượng sản phẩm sản xuất ra so với kế hoạch và tỷ lệ sản phẩm hỏng cũng là một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất.

b. Trung tâm chi phí dự tốn

Gồm các phịng ban quản lý, phòng ban phục vụ bán hàng và phục vụ hỗ trợ sản xuất. Vì khơng xác định được đầu ra một cách rõ ràng và mối quan hệ giữa đầu vào và

-Thơng tin về chi phí phục vụ hỗ trợ sản xuất, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý thực tế so với kế hoạch đã duyệt. Báo cáo theo yếu tố chi phí, theo mức độ hoạt động.

-Thông tin về sự biến động của chi phí phục vụ hỗ trợ sản xuất, chi phí kinh

doanh, chi phí quản lý nhằm đánh giá khả năng kiểm sốt chi phí tại các trung tâm. Mức độ chênh lệch = Chi phí thực tế - Chi phí dự tốn

Nhà quản trị của các trung tâm này có trách nhiệm điều hành hoạt động tại trung tâm sao cho hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đảm bảo CP thực tế phát sinh không vượt quá CP dự toán và ngân sách được duyệt.

Bên cạnh đó cơng ty nên xây dựng thêm thước đo phi tài chính tại trung tâm này

để giúp việc đánh giá thành quả được toàn diện hơn như: thời gian trung bình để giải

quyết khiếu nại, thời gian xử lý đơn hàng nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng,...

3.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu

Tiêu chí để đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu vẫn là doanh thu. Thành quả của trung tâm này được đánh giá thơng qua chỉ tiêu đánh giá mức độ hồn thành kế hoạch doanh thu theo từng vụ và theo năm tài chính:

Mức chênh lệch = Doanh thu thực tế - Doanh thu kế hoạch

Ngồi ra, cũng cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu như sản lượng tiêu thụ và giá bán.

Bên cạnh thước đo tài chính trên thì trung tâm doanh thu nên xem xét thêm một số thước đo phi tài chính để giúp việc đánh giá thành quả trung tâm này được đầy đủ hơn như: Số lượng khách hàng mới, thị phần công ty so với đối thủ cạnh tranh, mức đọ tín nhiệm của nơng dân, tỷ lệ đơn hàng giao đúng hạn, tỷ lệ đơn hàng bị hủy

3.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận

Đối với bất kỳ cơng ty nào thì lợi nhuận ln là mối quan tâm hàng đầu của nhà

kiểm soát tốt được doanh thu và chi phí để kết quả kinh doanh đạt được như mục tiêu đặt ra. Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần quan tâm:

- Đối với doanh thu thì cần xem xét mức độ hồn thành kế hoạch về tiêu thụ, xem xét đến cơ cấu hàng bán và giá bán ra sao.

- Đối với chi phí thì nên tách thành định phí và biến phí để xây dựng báo cáo

LN dưới hình thức số dư đảm phí. Đối với các CP chung liên quan đến nhiều trung

tâm, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để xác định kết quả cuối cùng của bộ

Đánh giá thành quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận:

Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận kế hoạch Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận/Doanh thu Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu

3.2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư

Nhu cầu thông tin của nhà quản trị ở trung tâm này là thông tin về LN như trung tâm LN. Ngồi ra cịn xét về khả năng sinh lời được gắn với các tài sản được sử dụng

để tạo ra LN. Hiện tại công ty chưa sử dụng bất cứ chỉ tiêu nào để đánh giá hiệu quả

hoạt động của trung tâm đầu tư vì vậy, để đánh giá được hiệu quả cũng như trách

nhiệm quản lý trung tâm đầu tư, công ty cần bổ sung thêm chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và chỉ tiêu lợi nhuận cịn lại (RI).

Tóm tắt các chỉ tiêu để hồn thiện hệ thống KTTN tại Cơng ty Lúa Vàng được

trình bày như tại Phụ lục 8

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH hóa nông lúa vàng (Trang 83 - 85)