Các trung tâm trách nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH hóa nông lúa vàng (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.3 Các trung tâm trách nhiệm

TTTN là một bộ phận trong tổ chức, nơi mà các NQT bộ phận chịu trách nhiệm về thành quả hoạt động của bộ phận mình. Các TTTN được hình thành trên cơ sở đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý và mục tiêu của NQT, tạo thành một hệ thống thang bậc trách nhiệm từ cấp lãnh đạo thấp nhất đến cấp lãnh đạo cao nhất. Có 4 loại TTTN gồm: trung tâm CP, trung tâm DT, trung tâm LN và trung tâm đầu tư.

1.3.1 Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là TTTN mà nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm sốt đối với CP phát sinh ở trung tâm mình, khơng có quyền hạn đối với thu nhập, lợi nhuận hay vốn đầu tư. Tùy theo tính chất của CP và kết quả đầu ra, trung tâm CP được chia thành hai dạng:

Trung tâm chi phí định mức (tiêu chuẩn): là trung tâm mà các yếu tố CP và các mức hao phí về nguồn lực dùng để SX ra một đơn vị SP, dịch vụ đều được xây dựng một định mức cụ thể, tức là có thể xác định trước CP tạo ra một đơn vị SP. Nhà quản trị trung tâm CP này có trách nhiệm kiểm soát CP thực tế phát sinh để đảm bảo kế hoạch SX cũng như đảm bảo kế hoạch CP cho từng đơn vị SP, dịch vụ. Trung tâm CP định mức được nhận biết trên cơ sở có thể xác định, đo lường một cách chắn chắn đầu ra và có thể xác định được mức các đầu vào cần thiết để SX ra một đơn vị đầu ra. Trung tâm chi phí định mức có thể là các nhà máy SX, các phân xưởng SX, các tổ đội SX, trạm chế biến…

Trung tâm chi phí dự tốn: là trung tâm mà mối quan hệ giữa nguồn lực sử dụng và kết quả đạt được là khơng rõ ràng, hay nói cách khác là khơng thể xác định được mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra vì khơng thể tính được đầu ra chính xác. Do đó, trong trường hợp này việc kiểm soát CP chỉ nhằm để đảm bảo mỗi CP thực tế phát sinh phải gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao. Mục tiêu chính của trung tâm này là quản lý chặt chẽ các CP, giảm thiểu và tiết kiệm tối đa các CP có thể phát sinh trong q trình hoạt động. Trong DN thì các trung tâm CP dự tốn thường là các phịng ban thuộc bộ phận gián tiếp như phịng hành chính nhân sự, phịng kế tốn, phịng kỹ thuật, phòng nghiên cứu phát triển, tiếp thị…DN thường kiểm soát các bộ phận này bằng cách so sánh CP thực tế và CP dự tốn, từ đó tìm hiểu nguyên ngân phát sinh chênh lệch, đồng thời giám sát nguồn lực cung ứng như con người, thiết bị,…Tuy nhiên, cách so sánh này chỉ mang tính tương đối nên cần kết hợp thêm một số chỉ tiêu phi tài chính về mức độ và chất lượng của các dịch vụ mà các trung tâm này cung cấp.

1.3.2 Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là TTTN mà nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm đối với doanh thu có thể kiểm sốt được, CP tiêu thụ sản phẩm; không chịu trách nhiệm về CP sản phẩm, lợi nhuận hay vốn đầu tư. Các quyết định liên quan đến nhà quản trị trong trung tâm này thường là quyết định về công việc bán hàng, xác định giá bán. Trung tâm DT có đặc điểm là đầu vào và đầu ra được đo lường bằng đơn vị tiền tệ. Điều lưu ý là dù không chịu trách nhiệm về CP sản phẩm nhưng khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu, cũng cần xem xét đến giá vốn của hàng hóa, sản phẩm… tiêu thụ nhằm khuyến khích trung tâm này tạo ra lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần là tạo ra DT.

Trong quản lý điều hành, trung tâm DT đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định giá bán của SP, hàng hóa, dịch vụ… đến sản lượng tiêu thụ, cơ cấu SP tiêu thụ… của DN. Đây chính là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị lên kế hoạch và lập dự toán tiêu thụ sao cho sát với năng lực hoạt động của DN và tình hình thị trường. Ngồi ra, trung tâm này phải có chính sách bán hàng, khơng chỉ dựa trên tình hình thị trường mà

cịn dựa trên giá thành, CP và các mục tiêu lâu dài của cơng ty. Thêm vào đó, trung tâm DT sẽ kịp thời phản hồi sự biến đổi về giá, khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường làm cơ sở so sánh, đánh giá các mặt hàng hay hoạt động KD. Trung tâm này thường gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ phận KD trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm SP…

1.3.3 Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là TTTN mà nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm về lợi nhuận có thể kiểm sốt được, khơng có quyền quyết định đến vốn đầu tư của cơng ty. Hay nói cách khác nhà quản trị trung tâm này phải chịu trách nhiệm về DT và CP có thể kiểm sốt phát sinh ở bộ phận đó, tức là chịu trách nhiệm về kết quả SX và tiêu thụ. Trong trường hợp này nhà quản lý thường được tự do quyết định về sản lượng SX, quy mô SX, lựa chọn nhà cung cấp, xác định giá bán SP và hệ thống phân phối, bán hàng nhằm mục tiêu tối đa hóa LN. Nhà quản trị có quyền quyết định nguồn lực được phân bổ như thế nào giữa các loại SP, tức là họ cần tạo được sự cân bằng trong việc phối hợp các yếu tố nhằm đem lại lợi nhuận cho DN. Trung tâm LN thường do các nhà quản lý cấp trung chịu trách nhiệm điều hành như giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong công ty như các công ty phụ thuộc, các chi nhánh…

Về mặt kiểm sốt, trung tâm LN có tác dụng kiểm sốt cả DT và CP, do đó quản lý tốt trung tâm LN sẽ giúp DN nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng LN.

1.3.4 Trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là TTTN mà nhà quản lý có quyền quyết định về LN và vốn đầu tư của đơn vị. Hay nói cách khác, nhà quản trị của trung tâm này chịu trách nhiệm về DT, CP, vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ. NQT của trung tâm đầu tư có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi hoạt động SXKD kể cả việc đầu tư trong DN. Trong quản lý điều hành, tác dụng của trung tâm đầu tư là đảm bảo việc đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của đơn vị đạt hiệu quả. Đây là trung tâm có quyền cao nhất trong DN, gắn với nhà quản lý cấp cao như hội

đồng quản trị, các chủ đầu tư, các công ty con độc lập, hoặc khu vực kinh doanh của tổng cơng ty/ tập đồn…

Như vậy, mỗi loại TTTN gắn liền với từng cấp quản trị trong tổ chức, mỗi loại TTTN xác định trách nhiệm và quyền kiểm soát đối với từng đối tượng cụ thể của nhà quản trị các cấp. Cơ sở để xác định loại trung tâm nào cho một bộ phận trong tổ chức được dựa trên nguồn lực, trách nhiệm và quyền hạn mà nhà quản lý TTTN đó được giao. Việc phân biệt rõ ràng các TTTN trong một tổ chức chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào quan điểm của NQT cấp cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH hóa nông lúa vàng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)