Một số nội dung liên quan đến KTTN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH hóa nông lúa vàng (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.6 Một số nội dung liên quan đến KTTN

1.6.1 Dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách: là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược trong từng kỳ hoạt

động trong ngắn hạn. Mục đích của dự toán ngân sách là hỗ trợ nhà quản trị trong việc hoạch định và kiểm soát các hoạt động.

Mối quan hệ với KTTN: đối với NQT cấp cao, dự tốn là cơng cụ giúp truyền đạt

kế hoạch hoạt động đến từng bộ phận, từng TTTN nhằm phân bổ nguồn lực trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Kết quả hoạt động ở từng bộ phận, từng TTTN trong DN được phản ánh dựa trên các báo cáo thực hiện, trong đó trình bày các chỉ tiêu dự toán, kết quả thực hiện và các mức chênh lệch. Qua đó, dự tốn là căn cứ giúp nhà quản lý giải thích được các khoản chênh lệch, tìm hiểu ngun nhân biến động và có những điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra. Đồng thời, việc so sánh số liệu thực hiện và dự toán là cơ sở để NQT cấp cao đánh giá được trách nhiệm, thành quả hoạt động của từng bộ phận trong DN. Do đó, dự tốn có vai trị quan trọng trong việc thực hiện KTTN.

Dự toán ngân sách được lập trên cơ sở kết hợp nhiều hoạt động của các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Do đó, các dự tốn có mối quan hệ với nhau và điều này

nhằm đảm bảo các mục tiêu của từng bộ phận sẽ phù hợp với mục tiêu chung của DN. Dự tốn ngân sách tồn DN gồm hệ thống các dự toán của các TTTN như sau: Dự toán tiêu thụ SP; Dự toán sản xuất; Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp; Dự tốn CP nhân cơng trực tiếp; Dự toán CP sản xuất chung; Dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ; Dự toán CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp; Dự toán tiền; Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối kế tốn dự tốn.

1.6.2 Phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm

Phân bổ CP phục vụ là việc phân bổ CP phát sinh ở các bộ phận phục vụ cho các đối tượng được phục vụ theo tiêu thức phù hợp. Trong đó, bộ phận phục vụ là những bộ phận không gắn một cách trực tiếp với hoạt động chức năng, nhưng hoạt động của chúng cần thiết cho các bộ phận trực tiếp, cung cấp dịch vụ phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho những bộ phận này hoạt động. Ví dụ như: phòng kế tốn, phịng thu mua, phòng tổ chức nhân sự, căn tin, bảo vệ …

Mối quan hệ với KTTN: việc phân bổ CP phục vụ vào các bộ phận chức năng sẽ làm thay đổi CP và lợi nhuận của các bộ phận chức năng. Trong trường hợp nếu phân bổ CP không hợp lý sẽ dẫn đến việc đánh giá thành quả các bộ phận khơng chính xác. Do đó, để đánh giá trách nhiệm của các TTTN một cách hợp lý thì địi hỏi việc phân bổ CP phục vụ cho các bộ phận chức năng phải đảm bảo chính xác, cơng bằng và hợp lý.

Có 2 phương pháp phân bổ thường được áp dụng là:

- Phương pháp phân bổ trực tiếp: đây là phương pháp phân bổ đơn giản, nó bỏ qua tất cả các CP về các dịch vụ giữa các bộ phận phục vụ lẫn nhau và phân bổ tất cả các CP cho các bộ phận hoạt động SX. Cho dù một bộ phận phục vụ cung cấp một khối lượng lớn dịch vụ cho các bộ phận phục vụ khác, nhưng khơng có sự phân bổ CP nào cho hai bộ phận này.

- Phương pháp phân bổ bậc thang: khác với phương pháp trực tiếp, phương

pháp bậc thang có sự phân bổ giữa các bộ phận phục vụ với nhau như các bộ phận hoạt động theo cách liên tiếp. Sự liên tiếp thường bắt đầu từ bộ phận cung cấp lượng phục

vụ nhiều nhất cho các bộ phận khác. Sau khi các CP của nó được phân bổ, quá trình tiếp tục, từng bước một và chấm dứt ở bộ phận cung ứng khối lượng dịch vụ phục vụ ít nhất cho các bộ phận phục vụ khác.

1.6.3 Phân tích biến động chi phí

Phân tích biến động CP là sự so sánh CP thực tế với CP định mức (hoặc dự tốn) nhằm tìm ra các ngun nhân tác động để có thể kiểm sốt được CP, từ đó có những quyết định đúng đắn cho việc quản trị. Thơng qua phân tích biến động, nhà quản lý biết được những gì đang xảy ra dưới sự kiểm sốt của mình.

Mối quan hệ với KTTN: phân tích biến động CP giúp NQT đánh giá được tình hình thực hiện CP tại DN, việc so sánh CP thực tế với CP dự toán giúp đánh giá thành quả của các TTTN. Bên cạnh đó, phân tích biến động CP giúp NQT xác định được nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động CP, từ đó đề ra các biện pháp hợp lý và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CP. Vì vậy, phân tích biến động CP cũng chính là nội dung quan trọng trong hệ thống KTTN.

1.6.4 Định giá sản phẩm chuyển giao

Định giá sản phẩm chuyển giao là xác định giá chuyển giao cho các SP được chuyển giao từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cùng một cơng ty.

Mối quan hệ với KTTN: vì giá SP chuyển giao có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của bộ phận tham gia chuyển giao nên nó sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá thành quả của các TTTN. Cho nên, việc xác định giá SP chuyển giao phải kết hợp hài hịa lợi ích của các bên tham gia chuyển giao và lợi ích tổng thể của DN, vì mục tiêu của việc định giá SP chuyển giao là khuyến khích các nhà quản trị bộ phận có liên quan đến việc chuyển giao hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

Có ba phương pháp định giá SP chuyển giao chủ yếu là: định giá sản phẩm chuyển giao theo chi phí, theo giá thị trường và theo sự thương lượng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

KTTN là một trong những nội dung cơ bản của KTQT. KTTN là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thơng tin có thể kiểm sốt giúp nhà quản lý thực hiện chức năng của mình trong việc kiểm soát và ra quyết định, nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Xuất phát từ nhận thức về việc nghiên cứu, tổ chức vận dụng hệ thống KTTN trong hoạt động quản lý là yêu cầu cần thiết của các DN hiện nay, trong chương 1 tác giả đã giới thiệu tổng quát về KTTN làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu. Các nội dung được trình bày bao gồm:

ü Khái niệm và vai trò của KTTN

ü Phân cấp quản lý và xác định các TTTN

ü Xác định các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các TTTN

ü Xác định các báo cáo đánh giá thành quả của các TTTN

ü Một số nội dung liên quan đến KTTN như: dự toán ngân sách, phân bổ chi phí cho các TTTN, phân tích biến động chi phí và định giá sản phẩm chuyển giao.

Nghiên cứu lý luận về KTTN chính là cơ sở để đánh giá thực trạng và hoàn thiện hệ thống KTTN tại Cơng ty TNHH Hóa Nơng Lúa Vàng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY TNHH HĨA NƠNG LÚA VÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH hóa nông lúa vàng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)