2.3. Cơ chế quản trị công ty và bất cân xứng thông tin
2.3.2. Chính sách lương thưởng và bất cân xứng thông tin
Tương tự như mối quan hệ giữa quy mô và cơ cấuhội đồng quản trị với bất cân xứng thơng tin, khơng có nhiều bằng chứng về ảnh hưởng của chính sách lương thưởng dành cho nhà quản lý như là một đại diện cho quản trị công ty lên mức độ bất cân xứng thơng tin. Tevlin (1993) cho rằng “theo lý thuyết, chính sách lương thưởng dành cho giám đốc điều hành phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một trong những giải pháp tối ưu cho vấn đề rủi ro đạo đức. Bởi vì cổ đơng khơng thể thực hiện việc giám sát hồn tồn các hoạt động cũng như họ có ít thông tin hơn so với giám đốc điều hành về ‘sức khỏe’ của doanh nghiệp, giám đốc điều hành cũng có thể sẽ hành động vì lời ích của bản thân thay vì tối đa hóa lợi ích cho cổ đơng”.Bernardo và cộng sự (2001) chỉ ra rằng, việc chi trả lương thưởng cao dựa trên hiệu suất không nhất thiết phải tạo ra sự phát triển dài hạn cho doanh nghiệp; thay
vào đó, các nhà quản lý có thể nhận được các khoản thù lao xứng đáng dựa vào chất lượng dựa án mà họ quản lý. Ngoài ra, Bjorkman và Furu (2000) cho rằng chính vì có sự bất cân xứng thông tin giữa trụ sở chính và các chi nhánh trong một doanh nghiệp, trụ sở chính có thể sử dụng chính sách thưởng cho các nhà quản lý chi nhánh đề làm giảm vấn đề chi phí đại diện.
Các kết quả trên cho thấy rằng có sự tác động của chính sách lương thưởng lên mức độ bất cân xứng thơng tin, các hiệu ứng này có thể khác nhau tùy theo từng loại chính sách. Nhưng tất cả các nghiên cứu này chỉ giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin như một giả định chứ không xem xét bất cân xứng thông tin như là một biến cụ thể. Điều này có nghĩa khơng có một nghiên cứu nào trực tiếp kiểm định mối quan hệ cũng như hiệu quả các các chính sách lương thưởng và bất cân xứng thơng tin. Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào sử dụng mức độ bất cân xứng thông tin như là một chỉ số đánh giá chất lượng của các chính sách lương thưởng.