Đo lường mức độ bất cân xứng thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản trị công ty và bất cân xứng thông tin, nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 41)

Bài nghiên cứu này sử dụng bốn yếu tố chínhbao gồm: chênh lệch giá giao dịch (bid- ask spread), biến động tỷ suất sinh lợi, giá trị giao dịch và khối lượng cổ phiếu giao dịch để đại diện cho bất cân xứng thông tin.

Kiridaran Kanagaretnam và cộng sự (2007), sử dụng phần trăm mức biến động giá giao dịch để đại diện cho sự thay đổi trong bất cân xứng thông tinvà kỳ vọng rằng sự biến đổi trong giá giao dịch càng lớn càng làm tăng mức độ bất cân xứng thông tin.1

% SPREAD = (Ask Price − Bid Price) ((Ask Price + Bid Price)/2)⁄

Van Ness và cộng sự (2001) sử dụng giá trị trung bình mức biến động lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày ngoài sự biến đổi giá giao dịch như là một đại diện cho bất cân xứng thông tin. Wang (1993) cho thấy bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư có thể làm tăng sự biến động, ngược lại sự biến động này cũng có thể làm phóng đại mức độ bất cân xứng thơng tin. Do đó, chúng ta có thểkỳ vọng sự biến động lợi nhuận cổ phiếutrung bình VOLATILITY càng cao càng làm gia tăng mức độ bất cân xứng thông tin.

Draper và Paudyal (2008) chỉ ra rằng khối lượng giao dịch trung bình tỷ lệ nghịch với bất cân xứng thông tin. Theo Van Ness và cộng sự (2001), trung bình khối lượng cổ phiếu giao dịch có liên quan đến bất cân xứng thơng tin bởi vì khi nhà đầu tư biết càng ít thơng tin thì tần suất giao dịch càng thấp. Acker, Stalker và Tonks (2002) chỉ ra rằng khối lượng giao dịch lớn thì mức độ bất cân xứng thơng tin sẽ thấp. Gajewski (1999) thấy rằng có hiện tượng khối lượng giao dịch lớn vào những ngày cơng bố thơng tin, điều này có nghĩa khối lượng giao dịch cao hơn có thể có liên quan đến việc công bố thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta kỳ vọng rằng với khối lượng giao dịch càng lớn, mức độ bất cân xứng thông tin càng thấp. Khối lượng giao dịch có thể được đo lường bằng số lượng cổ phiếu hoặc giá trị giao dịch. Biến TRADE VOLUME được định nghĩa là số lượng cổ phiếu giao dịch của công ty trong một

năm, trong khi đó biến TRADE VALUE là giá trị thị trường của một loại cổ phiếu được giao dịch trong một năm, cả hai yếu tố này đều nghịch biến với bất cân xứng thông tin.

Cuối cùng, biến COMPOSITE được xây dựng bằng cách tổng hợp các thước đo thông thường về bất cân xứng thơng tin, cụ thể, sử dụng phương phápphân tích nhân tố của các biến SPREAD, VOLATILITY, TRADE VOLUME và TRADE VALUE. Kỳ vọng dấu của biến COMPOSITE với bất cân xứng thơng tin trong mơ hình này sẽ được trình bày trong Chương 4, sau khi tiến hành phần tích nhân tố và ma trận tương quan dựa trên dữ liệu tác giả thu thập.

Bảng 3.2.1: Định nghĩa biến và kỳ vọng dấu

Biến Kỳ vọng dấu Định nghĩa biến

SPREAD (+)

Phần trăm thay đổi giá giao dịch trong ngày,lấy bình quân theo năm.

VOLATILITY (+)

Độ biến động của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu hằng ngày, theo năm

TRADE VOLUME (-)

Trung bình giá trị khối lượng cổ phiếu giao dịch chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành trong năm.

TRADE VALUE (-)

Trung bình giá trị giao dịch trong năm của một loại cổ phiếu.

COMPOSITE

Thành phần đại diện cho bất cân xứng thơng tin được tính tốn từ SPREAD,

VOLATILITY, TRADE VOLUME và TRADE VALUE dựa trên sự tương quan giữa chúng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản trị công ty và bất cân xứng thông tin, nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)