Hội đồng quản trị càng độc lập trong việc kiểm soát ban giám đốc, càng làm gia tăng mức độ hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị (Rutherford & Buchholtz, 2007). Theo đó, nghiên cứu này kỳ vọng rằng khi hội đồng quản trị càng độc lập, cổ đông càng tin tưởng hơn trong việc giải quyết vấn đề đại diện từ đó làm giảm mức độ chênh lệch giá giao dịch (bid-ask spread), biến động TSSL và tăng khối lượng cổ phiếu giao dịch. Cai và cộng sự (2006), Adams & Ferreira (2009) cho rằng sự đa dạng về giới tính trong hội đồng quản trị được thể hiện thơng qua tỷ lệ phần trăm nữ giới tạo sự hiệu quả hơn trong việc giám sát. Vì vậy, nghiên cứu này đồng thời kỳ vọng tỷ lệ nữ giới tính trong hội đồng quản trị càng cao càng làm gia tăng hiệu quả của hội đồng quản trị trong việc theo dõi và kiểm soát các vấn đề đại diện, và vì thế làm giảm mức chênh lệch giá giao dịch (bid-ask spread), biến động của TSSL và tăng khối lượng cổ phiếu giao dịch. Tóm tại, giả thiết đầu tiên được phát biểu như sau.
H1.Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, có mối quan hệ nghịch biến giữa mức độ độc lập và tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị với bất cân xứng thông tin.
Kanagaretnam và cộng sự (2007) cho rằng hội đồng quản trị và các ủy ban thường xuyên tiếp xúc với nhau hơn thơng qua các cuộc họp có thể sẽ giúp thực hiện việc quản lý, giám sát chặt chẽ hơn. Chính điều này dẫn đến việc kiểm sốt tốt vấn đề đại diện và làm gia tăng sự tin tưởng của cổ đơng, vì thế, làm giảm mức độ chênh lệch
giá giao dịch (bid-ask spread), biến động của TSSL và tăng khối lượng cổ phiếu giao dịch. Do đó, giả thiết thứ hai như sau.
H2. Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, có mối quan hệ nghịch biến giữa các
hoạt động của hội đồng quản trị với bất cân xứng thông tin.
Tiếp theo, bài nghiên cứu xem xét tác động của chính sách lương thưởng dành cho giám đốc điều hành (CEO). Chính sách lương thưởng dựa trên hiệu quả công việc được thiết kế để tối đa hóa lợi ích cho cổ đơng thơng qua việc khuyến khích các nhà quản lý nổ lực vì hoạt động của doanh nghiệp. Shleifer và Vishnny (1997) cho rằng các gói thưởng dưới dạng cổ phiểu là một phương thức tốt để gắn kết dài hạn lợi ích của nhà quản lý với các nhà đầu tư. Đồng quan điểm đó, Kang và cộng sự (2006) thấy rằng các gói thưởng là phương tiện mạnh mẽ nhất của việc để gắn lợi ích của giám đốc điều hành với lợi ích của cổ đơng. Vì vậy, nghiên cứu này kỳ vọng rằng, với chính sách thưởng thơng qua cổ phiếu gắn liền với hiệu quả hoạt động của nhà quản lý sẽ phần nào giải quyết được vấn đề đại diện, gắn kết lợi ích của các bên liên quan từ đó làm giảm chênh lệch giá giao dịch (bid-ask spread) và biến động TSSL, gia tăng khối lượng giao dịch. Do đó, giả thiết thứ ba như sau.
H3. Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, có mối quan hệ nghịch biến giữa việc
tồn tại các gói thưởng bao gồm cổ phiếu thưởng với bất cân xứng thông tin.
Cuối cùng, ảnh hưởng của quyền sở hữu tập trung và thông tin bất cân xứng là không chắc chắn. Theo Shleifer và Vishny (1997), Florackis và Ozkan (2009), Gul và cộng sự (2010), Lin và cộng sự (2011), Jiang và cộng sự (2011) cho rằng đối với các cơng ty có quyền sở hữu tập trung cao thì hiệu quả hơn trong việc giám sát nhà quản lý. Perotti và Thadden (2003) chỉ ra rằng nhà đầu tư có quyền chi phối như cổ đơng lớn hoặc các chủ nợ lớn có thể cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp, đo đó họ đóng
hữu tập trung cao, các cổ đơng lớn có thể ảnh hưởng đến nhà quản lý để đưa ra những quyết đinh và hành động vì quyền lợi của riêng mình trái với lợi ích của các cổ đông khác. Heflin và Shaw (2000), O’Neill và Swisher (2003) cho rằng chính quyền sở hữu tập trung có thể là nguyên nhân làm gia tăng các vấn đề lựa chọn đối nghịch (adverse selection). Nghiên cứu của Carpenter và cộng sự (2010) đã cho thấy bất cân xứng thông tin gia tăng ở các công ty mà giám đốc điều hành là cổ đơng lớn. Vì vậy, khơng thể dự đốn chính xác mối quan hệ giữa quyền sở hữu tập trung và mức độ bất cân xứng thông tin.
Tài trợ nợ (debt financing) có thể được xem là một yếu tố để giảm thiểu bất cân xứng thơng tin vì các chủ nợ có động lực để giám sát hành vi của nhà quản lý với mục tiêu bảo vệ lợi ích của họ. Degryse và Jong (2006) cho rằng đòn bẩy, và đặc biệt là nợ ngân hàng là một yếu tố quan trọng để các nhà quản lý thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định và làm giảm bất cân xứng thông tin. Điều này dẫn đến giả thiết cuối cùng như sau.
H4. Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ
nợ trên tổng tài sản với mức độ bất cân xứng thông tin.