Các chủ nợ lớn và bất cân xứng thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản trị công ty và bất cân xứng thông tin, nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

2.3. Cơ chế quản trị công ty và bất cân xứng thông tin

2.3.4. Các chủ nợ lớn và bất cân xứng thông tin

Một số nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng cho thấy vai trò của các chủ nợ lớn trong việc làm giảm bất cân xứng thơng tin. Degryse và Jong (2006) cho rằng địn bẩy tài chính, và đặc biệt là nợ ngân hàng là một cơ chế kỷ luật quan trọng làm giảm các vấn đề quản lý và bất cân xứng thông tin. Bebchuk (2003) đã khẳng định và phát biểu rằng “nợ tài chính có thể là cơ chế để thiết lập cũng như hạn chế các quyết định theo lợi ích của nhà quản lý và bất cân xứng thơng tin, nó hướng hoạt động của cơng ty theo hướng vì lợi ích của cổ đơng.

Ngồi ra, cũng có một số nghiên cứu về mối quan hệ của tài sản thế chấp và bất cân xứng thơng tin trong hoạt động tín dụng. Berger và cộng sự (2006) khi khảo lược các lý thuyết liên quan đã chỉ ra rằng tài sản thế chấp như là một công cụ để làm giảm các hạn chế của hoạt động tín dụng, cũng như các vấn đề khác phát sinh từ bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay. Tuy nhiên khơng có bằng chứng thực nghiệm rõ ràng về sự tồn tại và ý nghĩa của mối quan hệ này.

Mặc dù có các bằng chứng về vai trị của các ngân hàng là chủ nợ lớn trong việc làm giảm bất cân xứng thơng tin, nhưng khơng có bằng chứng nào về vai trò của các tổ chức khác (chẳng hạn như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các cơng ty bảo hiểm) trong việc làm giảm hoặc loại bỏ bất cân xứng thơng tin. Ngồi ra, chưa có nghiên cứu nào thảo luận trực tiếp về vai trò của chủ nợ lớn như là một yếu tố đại diện cho cơ chế quản trị công ty trong việc làm giảm bất cân xứng thông tin.

Bảng 2.3.1: Bảng tóm tắt khảo lược các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ chế quản trị công ty và bất cân xứng thông tin.

Tác giả Yếu tố Mối quan hệ Kết quả

Donnelyy và Mulcahy (2008)

Tỷ lệ thành viên không tham gia điều hành trong HĐQT

Bất cân xứng thông tin giữa chủ sở hữu và nhà quản lý Nghịch biến Rutherford và Buchholtz (2007) Tỷ lệ phần trăm thành viên độc lâp

Bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và CEO

Nghịch biến

Kanagaretnam và cộng sự (2007)

Mức độ độc lập, các hoạt động và phần trăm khối lượng cổ phiếu nắm dữ bởi HĐQT và nhân viên

Chênh lệch giá giao dịch cổ phiếu và khối

lượng cổ phiếu Nghịch biến

Cai và cộng sự (2006)

Tỷ lệ thành viên HĐQT trong các cơng ty gia đình

Bất cân xứng thông tin giữa chủ sở hữu và nhà quản lý Đồng biến Bjorkman và Furu (2000) Chi trả lương thưởng cho nhà quản lý cao cấp

Bất cân xứng thông tin giữa trụ sở chính và các chi nhánh của doanh nghiệp

Nghịch biến

Wruck (1993)

Lương thưởng cho CEO

Bất cân xứng thông tin giữa cổ động và CEO Đồng biến Campbell và Frye (2006); Pawlina Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn

Bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và thị trường vốn

và Renneboog (2005)

Li và Jeong-Bon (2000)

Cơ chế sở hữu nước ngoài

Bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và nhà đầu tư Nghịch biến Degryse và Jong (2006); Bebczuk (2003)

Địn bẩy tài chính Bất cân xứng thơng tin Nghịch biến

Berger và cộng sự (2006)

Sử dụng tài sản thế chấp

Bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay

Chương 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của quản trị công ty với bất cân xứng thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Do đó, phần này sẽ trình bày các giải thiết nghiên cứu, các biến đại diện cho quản trị công ty và bất cân xứng thơng tin cũng như mơ hình, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu của bài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản trị công ty và bất cân xứng thông tin, nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)