Về kinh tế:Bình Dương phát triển vượt bậc với những chỉ tiêu kinh tế cao

Một phần của tài liệu Ths XHH công tác xã hội đối với nữ lao động nhập cư từ thực tiễn của khu công nghiệp Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương (Trang 27 - 29)

gấp hàng chục lần so với ngày tái lập. Cụ thể, đến cuối năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 187.531 tỷ đồng, tăng gấp hơn 34,3 lần so với thời điểm 1997. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 103.493 tỷ đồng, tăng gấp 34 lần; kim ngạch xuất khẩu đạt 17.741 triệu USD, tăng gần 49 lần; thu ngân sách đạt 32.000 tỷ đồng, tăng gần 39,6 lần, tỷ lệ đơ thị hóa đạt 82%, tăng 3,4 lần. Cơ cấu kinh tế của tỉnh với cơng nghiệp và dịch vụ đóng vai trị chủ đạo theo tỷ lệ cơng nghiệp 60,8% - dịch vụ 36,2% - nông nghiệp 3,0%.

Sự hoàn thiện của hạ tầng các KCN ngày càng đưa tiếng vang của Bình Dương đến với bạn bè quốc tế nhiều hơn. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngồi, Bình Dương ln có mơi trường đầu tư lý tưởng để ưu tiên chọn lựa. Chính vì vậy, nguồn đầu tư vào Bình Dương khơng chỉ tăng về lượng mà còn vượt về chất với nhiều dự án tầm cỡ của nhiều tập đồn lớn có tiếng trên thế giới.

Cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơng nghiệp thì việc phát triển đơ thị nhằm phục vụ cho công nghiệp là vấn đề mà tỉnh ưu tiên hàng đầu. Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch làm kim chỉ nam phát triển, tỉnh đã triển khai lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục

tiêu hàng đầu là cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Bên cạnh đó, tỉnh đã mạnh dạn thuê các đơn vị tư vấn nước ngồi có uy tín để lập quy hoạch chung đơ thị Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để có cơ sở đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Từ lợi thế về hạ tầng phát triển công nghiệp, tỉnh đã mạnh dạn triển khai thực hiện một loạt các dự án quan trọng như: Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đơ thị với tổng diện tích 4.196 ha, trong đó 1000 ha trung tâm đơ thị với Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương là hạt nhân; một số tuyến giao thông huyết mạch như: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn, Nguyễn Chí Thanh, đường Phạm Ngọc Thạch, đường ĐT 746, đường 7A, các tuyến đường BOT trên địa bàn Tân Uyên… đã hình thành bộ khung nhằm thu hút đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh. Đến nay, nhiều trung tâm thương mại đã đi vào hoạt động từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, từng bước nâng cao chất lượng các hình thức kinh doanh, mua sắm, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh.

Qua gần 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự năng động trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương đã thật sự tạo được những chuyển biến đột phá trong phát triển cơng nghiệp - đơ thị. Mơ hình phát triển cơng nghiệp tạo động lực phát triển đô thị và ngược lại, xây dựng và phát triển đô thị nhằm tạo ổn định xã hội để người dân trong và ngoài tỉnh yên tâm sống, làm việc, học tập và gắn bó lâu dài với tỉnh để góp phần phát triển cơng nghiệp nói riêng và kinh tế tỉnh Bình Dương nói chung đang phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Đây là nền tảng cơ bản và vững chắc để Bình Dương hướng đến việc trở thành một đơ thị xanh, văn minh và hiện đại trong tương lai.

Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển bền vững, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Ths XHH công tác xã hội đối với nữ lao động nhập cư từ thực tiễn của khu công nghiệp Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w