- Thu nhập Bảng 2.5: Mức lương
2.1.4. Nhu cầu của lao động nữ nhậpcư Khu công nghiệpVSIP
- Nhu cầu vật chất: việc làm, thu nhập
Đa phần LĐNNC nhập cư có tuổi đời khá trẻ, trình độ chun mơn, kỹ thuật còn hạn chế và phải thuê nhà trọ:Số lượng chủ yếu tập trung từ độ tuổi trên 20 đến 25 tuổi (chiếm 55.3% người trả lời), tức hơn 1/2 trên tổng số. Tiếp đến, độ tuổi trên 25 đến 30 cũng chiếm số lượng khá đông, 24.4% trong tổng số 100% ngƣời trả lời, thứ 3 là từ 16-20 tuổi chiếm 13,7%. Trong nhóm này, cần lưu ý có chị mới 16, 17 tuổi, chưa đến độ tuổi phải lao động thực thụ. Và độ tuổi từ 31 đến 35 tuổi chiếm số lượng hạn chế (4.2% trong tổng số 100%.) Còn lại số lượng nữ công nhân trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ ít hơn Tỷ lệ đã kết hơn 71,7% và đã có con: 62.1%. Có 44,3%
LĐN nhập cư chưa qua đào tạo. Ngay cả đối với lao động đã qua đào tạo, có tới 77% trong số họ phải đào tạo lại tại doanh nghiệp mới có thể để đáp ứng công việc.Tỷ lệ LĐN nhập cư phải thuê nhà trọ hoặc ở nhờ nhà người thân có tỷ lệ cao, chiếm 70,8%, trong khi đó chỉ có 2% được ở nhà của doanh nghiệp và 28,8% ở nhà riêng.
Tiền lương, thu nhập của lao động nữ nhập cư không đủ trang trải cho các chi phí tối thiểu cần thiết: Tiền lương, thu nhập thực tế của đa số người lao động, trong đó có LĐN nhập cư hiện nay cịn thấp so với nhu cầu cơ bản của cuộc sống, không đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày.Cụ thể, mức lương trên 5 triệu chỉ có 1.8% tương đương với 3 người trả lời. Mức lương chủ yếu của các chị nhận được hàng tháng chủ yếu rơi vào khoảng trên 3 triệu đến 4 triệu chiếm 47.6%, tiếp đến là mức lương trên 4 triệu đến 5 triệu chiếm 22.7%, còn lại 208% các chị nhận được mức lương hàng tháng trong khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu. Do đó, cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn và bấp bênh hơn. Kết quả là 88,8% LĐN nhập cư phải làm thêm giờ để tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống ngày càng tăng: chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như ăn ở, đi lại, chi phí khám chữa bệnh và ni con nhỏ bình quân hàng tháng của LĐN nhập cư ở mức 5-7 triệu đồng/tháng (quy mơ gia đình 3-4 người). Trong đó chi cho thuê nhà trọ của chị em nhập cư trung bình 700 ngàn đồng/tháng. Đánh giá về thu nhập của mình, LĐN nhập cư cho biết: có 22,8% cho rằng thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống; 39,2% cho rằng phải chi tiêu tằn tiện và tiết kiệm mới đủ sống; 36,4% cho rằng thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống; chí có 1,7% chị em cho biết thu nhập có tích lũy.
Lao động nữ nhập cư có cuộc sống bấp bênh, khơng có tiết kiệm phịng tránh rủi ro: Với thu nhập thấp, khơng đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, trong khi đa phần LĐ nhập cư phải thuê nhà trọ để ở, đời sống của NLĐ đặc biệt là LĐN nhập cư ở trong tình trạng bấp bênh, thiếu ổn định. Kết
quả khảo sát cho biết 56,5% gia đình chi em nữ nhập cư khơng có tiền tiết kiệm đề phịng lúc gặp khó khăn và tránh rủi ro. Trong những người có tiết kiệm, số tiền cũng không nhiều, mức dưới 1 triệu đồng/tháng, chiếm 78,1%.
- Nhu cầu tinh thần: hưởng thụ và phát triển văn hóa tinh thần
Lao động nữ nhập cư hầu như khơng có thời gian vàngân sách dành cho đời sống văn hóa tinh thần: Quy hoạch và phát triển các KCN, KCX thiếu đầu tư đúng mức vào các khu dân sinh ngoài KCN, KCX, thiếu đồng bộ trong việc dành quỹ đất và hạn chế về kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho người lao động. Thu nhập thấp khơng đủ trang trải cuộc sống, khiến NLĐ trong đó có LĐN nhập cư hầu như khơng có thời gian và ngân sách cho việc thụ hưởng các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục, thể thao, chăm sóc sức khỏe để tái tạo sức lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình giải trí phổ biến cho LĐN nhập cư là xem ti vi, nghe nhạc (47,7%).
Với cường độ làm việc căng thẳng ở công ty cùng với gánh nặng cơng việc gia đình khiến cho quỹ thời gian lao động tăng mà thời gian rảnh thì hầu như khơng có: “Ngồi giờ làm việc,nghỉ nghơi là cách tốt nhất để nữ cơng nhân may tự
chăm sóc sức khỏe bản thân,đảm bảo cho quá trình tái tạo sức lao động của mình.Cường độ làm việc quá căng thẳng,về đến nhà chị em chỉ muốn ngủ bù”(Trần
Thị Hồng Châu “Tìm hiểu Đời sống nữ công nhân nhập cư tại công ty may Việt Tiến”
Phần lớn cơng nhân khi có thời gian rảnh thì họ dùng vào việc nghỉ ngơi là chủ yếu. Sau những giờ làm việc quá căng thẳng về đến nhà tâm lý chị em ai cũng chỉ muốn lăn ra ngủ cho đỡ mệt để lấy sức đi làm tiếp, có rất ít người xem sách báo hay ti vi.
Với mặt bằng lương chỉ đủ chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu hằng ngày và gửi về phụ gia đình nên rất ít cơng nhận có điều kiện để mua sắm các loại
phương tiện giải trí như radio, tivi, sách báo…Đơi khi sang phịng khác có thể xem nhờ nhưng như vậy rất ngại nên chị em chọn giải pháp “đi ngủ” cho là tốt nhất.
Thực đơn giải trí cho chị em cơng nhân sau những giờ làm việc hết sức nghèo nàn, ngày nào cũng quanh quẩn với chiếc máy cassetle, thỉnh thoảng thứ bảy, chủ nhật được nghỉ thì đi siêu thị hoặc vào các tiệm net để chat. Nhưng số lượng cơng nhân biết chat là rất ít, phần lớn họ ra mạng chỉ để tán gẫu với bạn bè chứ khơng có nhu cầu truy cập nhiều thông tin về vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội... Với việc hạn chế về các phương tiện giải trí nên cơng nhân chỉ biết đến nhà máy rồi về phịng trọ,áp lực cơng việcđang là tâm trạng chung của nhiều cơng nhân hiện nay.Sức lao động thì đang dần cạn kiệt theo thời gian làm tăng ca. Tất cả những yếu tố này cũng tác động một lúc dẫnđến tình trạng trầm uất, stress đối với cơng nhân nữ nhập cư.
Đã đến lúc tất cả chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của người lao động.Các nhà lãnh đạo công ty phải phối hợp với các nhà hoạt động xã hội xây dựng nhiều mơ hình hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho cơng nhân để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và sức khỏe cho người lao động.
- Nhu cầu xã hội: Hòa nhập địa phương, tham gia các đoàn thể,…
Điều kiện nhà ở và các đồ dùng thiết yếu: nhà trọ của LĐN tại các khu dân cư gần cácKCN, KCX diện tích trung bình 10 -15 m2 cho 3 - 4 người. Có 23,0% khơng khép kín, các cơng trình vệ sinh, nhà tắm dùng chung; có 35,7% có chỗ nấu ăn nhưng khơng có nhà vệ sinh; cịn lại là nhà trọ khép kín, nhưng phòng vệ sinh chật chội, và thiếu ánh sáng. LĐNNC KCN gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như ăn, ở, đi lại, quan hệ cộng đồng. Có đến 76% LĐNNC khẳng định có khó khăn trong cuộc sống và một bộ phận không nhỏ LĐN nhập cư chưa lập gia đình bày tỏ sự lo lắng về việc khó lập gia đình vì đời sống quá vất vả.
Quỹ thời gian làm việc căng thẳng với cường độ ba ca một ngày, giờ giấc lại không ổn định nên mỗi khi được nghỉ chị em có thể đi chợ, nghỉ ngơi, ít có điều
kiện chăm sóc cho bản thân và tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí. Ngày nay có nhiều nhà văn hóa, các câu lạc bộ, các lớp học nữ công gia chánh, các buổi hội thao nhưng chị em khơng thể tham gia một phần vì khơng có thời gian và phương tiện đi lại, phần vì mặc cảm là cơng nhân ăn nói khơng được khéo léo cùng với công việc không được chu đáo trong ăn mặc nên các chị sẽ khép mình hơn:“Chị em ít có thời gian chăm sóc cho bản thân ít cơ hội tham gia các loại
hình giao lưu giải trí.Dù ngày nay cá câu lạc bộ các nhà văn hóa đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú”
Một số chị sau quá trình tham gia các hoạt động xã hội bị các bạn đồng nghiệp nam chêu chọc nên đành thôi: “Xuất phát từ quan điểm con gái lớn lên
phải lấy chồng các chị em nghành dệt may mặc cảm“ế” cộng cái nhìn thương hại hay chế nhạo do vơ tình khiến chị em ngày càng co cụm lại”
Đơi khi do mặc cảm mà những lời nói bỡn cợt vơ tình làm tổn thương tới tâm hồn mềm yếu của các chị, nó chính là bức tường rào ngăn cách các chị tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí…, hịa nhập vào cộng đồng xã hội.
Nhìn chung, đời sống tinh thần của chị em cơng nhân nữ nhập cư hết sức nghèo nàn, thêm vào đó là sự mặc cảm về thân phận khiến cho chị em sống rụt rè hơn và có ý niệm lẩn tránh xã hội.
- Nhu cầu thăng tiến
Mong đợi trong công việc và dự định tương lai, phần lớn các chị đã xác định việc làm hiện tại đã ổn định.Chị L.T.V chia sẻ: “Làm đây ln chứ, kiếm được việc có phải dễ đâu, nên khơng có ý định bỏ việc”. Nhưng bên cạnh đó cịn có khá nhiều chị chưa xem nghề nghiệp đang có thật sự là cơng việc bền lâu. Chị N.T.N cho biết: “Em cũng không biết được. Tại lương thấp nên nếu có chỗ nào lương cao hơn thì em chuyển”. Do cơng việc hiện tại của các chị cịn gặp nhiều khó khăn, khơng ổn định, thu nhập bếp bênh nên từ đó mới nảy sinh những mong muốn để tìm được cơng việc đảm bảo và có thu nhập khá đủ phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng, khi các chị còn trẻ tuổi mới bắt đầu xin làm việc thì nguy cơ mất việc rất cao, do cơng ty chỉ cần lao động tạm thời. Nhưng khi các chị trên 25 tuổi muốn chuyển cơng việc cũng rất khó khăn vì các cơng ty chỉ tuyển dụng lao động từ 18 đến 24 tuổi, nên buộc các chị phải chấp nhận làm việc hiện tại.
Khi được hỏi về những ước muốn hiện tại, rất đông các chị tỏ ra quan tâm sâu sắc vấn đề này, rất nhiều chị mong muốn được tăng lương để đỡ phần khó khăn. Vì trên thực tế do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả đang tăng vùn vụt nhất là các mặt hàng thiết yếu, mà thu nhập của cơng nhân thì khơng tăng, gây cho các chị rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một chị chia sẻ: “Tôi mong rằng cơ quan các cấp, chủ nhà máy, hãy hiểu sâu hơn về cuộc sống của chị em công nhân ở đây. Tiền lương thì chưa lên mà cái gì cũng lên giá hết chúng tơi sống sao nổi?”.Không chỉ mong muốn tăng lương, các chị cịn mong muốn giảm số giờ tăng ca, vì tăng ca quá nhiềukhơng cịn thời gian để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó có khơng ít ý kiến của các chị mong muốn nhận đƣợc sự quan tâm nhiều hơn từ phía cơng ty. Ý kiến của chị B.L: “Tơi muốn các cấp có trách nhiệm hơn về người lao động, nhưphải chăm lo tốt hơn về sức khỏe của người lao động, khơng được bóc lột q mứcsức lao động và hãy lắng nghe đến ý kiến và tâm tư nguyện vọng của người lao động,chúng tôi muốn họ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu nhất về vật chất và tinh thần”.Đó là những mong muốn chính đáng, thiết thực nhất của các chị cơng nhân, vì điều đó tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ. Các chị mong muốn để có một cuộc sống ổn định hơn, đầy đủ hơn để có thể yên tâm làm việc.
2.1.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối với lao độngnữ nhập cư tại Khu cơng nghiệp Việt Nam - Singapore, tỉnh Bình Dương