- Thu nhập Bảng 2.5: Mức lương
2.2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung công tác xã hội đối với lao động nữ nhập cư tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương
Trong những năm qua Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp cơng đồn đã có nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, hoạt động đối với lao động nữ, lao động nữ khu công nghiệp như:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền
Nhằm tăng cường tiếp cận thông tin và nâng cao năng lực cho CNLĐ nhập cư trong việc thực hiện các quyền của mình; nâng cao nhận thức và năng lực hoạt động cho CB CĐ, chính quyền địa phương và các bên liên quan trong việc hỗ trợ thực hiện quyền và các vấn đề an sinh xã hội cho CNLĐ nhập cư tại nơi làm việc và nơi sống của họ, đồng thời tuyên truyền vận động chủ DN thực hiện đảm bảo quyền của NLĐ.
Mơ hình tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại nơi tập trung đông LĐ nữ nhập cư (tại Nhà văn hố thơn Ấp Đồn, huyện Yên Phong). Kiosk được trang bị
đầy đủ tủ sách, báo, các loại tờ rơi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, pháp luật LĐ, Luật BHXH, BHYT, Luật CĐ, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, các chế độ chính sách liên quan đến LĐ nữ... cùng máy vi tính, loa đài.
Các nhân viên CTXH ln có lịch thơng báo về thời gian, nội dung và người tư vấn cho CNLĐ theo từng ngày cụ thể. Bên cạnh hoạt động của Kiosk, mơ hình cịn thành lập 3 nhóm CNLĐ nịng cốt tự quản khu nhà trọ và hỗ trợ các nhóm sinh hoạt thường xuyên.
Mỗi tháng ban chỉ đạo mơ hình tổ chức cho các nhóm CN nịng cốt giao lưu, sinh hoạt 1 lần và tổ chức thi tìm hiểu chế độ, chính sách liên quan đến NLĐ. Vào thời gian nữ CNLĐ được nghỉ tại nhà trọ, những người thực hiện mơ hình tổ chức phát thanh tài liệu truyền thông và các bản tin 2 lần, mỗi lần 20 phút vào 6 giờ sáng và 20 giờ 30 phút.
Ngồi ra, CNLĐ cịn được tư vấn trực tiếp qua đường dây nóng hoặc luật sư trả lời trực tiếp. Một hoạt động khác được rất nhiều CNLĐ nói chung và nữ CNLĐ nhập cư nói riêng hưởng ứng là đối thoại giữa CN với các bên liên quan như chính quyền địa phương, chủ nhà trọ, chủ DN.
Qua 6 tháng hoạt động, 120 CNLĐ của 3 nhóm CN nịng cốt thường xuyên cung cấp tới CNLĐ nữ khu nhà trọ những thông tin mới và các loại tờ rơi về các lĩnh vực tới từng phịng trọ của NLĐ, qua đó nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc của nữ CNLĐ ở khu nhà trọ để giải thích, phân tích kịp thời hoặc phản ánh với các cấp CĐ, những người có trách nhiệm để giải quyết và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ.
Đa số LĐNNC ln có áp lực cơng việc căng thẳng; khơng có thời gian và điều kiện để học tập nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ cũng như tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Trong khi, một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho cơng nhân. Một số doanh nghiệp cịn cho rằng doanh nghiệp chỉ thực hiện các chỉ tiêu kinh tế và chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, cịn chăm lo về mặt văn hóa tinh thần khơng thuộc trách nhiệm của họ.
Đa số LĐNNC có tâm lý là làm việc và tăng ca để kiếm nhiều tiền trang trải cuộc sống hoặc gửi về phụ giúp gia đình, nên khơng có thời gian nắm bắt thơng tin về những vấn đề chính trị - xã hội, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều dễ nhận thấy nhất là, mức sống của công nhân từng bước được cải thiện, sự giao thoa và biến đổi văn hóa cũng đã làm nảy sinh khơng ít tiêu cực trong nếp sống đã phá vỡ một phần trong quan hệ đạo đức truyền thống.
Thứ ba, hoạt động tư vấn, tham vấn đối với LĐNNC
Nghị quyết số 03a/NQ-TLĐ ngày 17/02/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Tổng liên đồn Lao động Việt Nam khố XI về nâng cao đời sống văn hố tinh thần của cơng nhân lao động khu cơng nghiệp, khu chế xuất.
Nghị quyết 6b/TLĐ ngày 29/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đồn “Về cơng tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước” và Chỉ thị 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động.
Với các hoạt động nhằm giáo dục, nâng cao hiểu biết về chế độ, chính sách và các quyền lợi liên quan cũng như kỹ năng sống cho LĐNNC, hỗ trợ LĐN nhập cư hòa nhập cộng đồng ở địa phương nơi đến và khuyến khích họ tham gia vào các
tổ chức chính trị xã hội ở địa phương và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục... Đồng thời truyên truyền, vận động và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi LĐN nhập cư sinh sống có nhiều biện pháp hỗ trợ họ hiệu quả, như trợ giúp pháp lý; nơi ở và bảo đảm an ninh trật tự; xây dựng mơ hình câu lạc bộ cơng nhân nhà trọ; mơ hình địa chỉ tin cậy ở cộng đồng...
Bên cạnh đó, cơng đồn các cấp thường xun tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vướng mắc khó khăn của LĐN nói chung và LĐNNC nói riêng trong các KCN-KCX để có những giải pháp phối hợp tháo gỡ giải quyết kịp thời. Với các hoạt động nâng cao năng lực của tổ chức cơng đồn các cấp, đẩy mạnh công tác phát triển đồn viên cơng đồn trong doanh nghiệp, đặc biệt tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Hoạt động cơng đồn khơng ngừng đổi mới, chủ động, tích cực, sáng tạo với các hoạt động thiết thực, hiệu quả, thường xuyên, liên tục để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho lao động nữ nói chung và lao động nữ nhập cư tại các khu cơng nghiệp nói riêng
Cơng nhân Phạm Thị Ngọc (các khu cơng nghiệp Bình Dương): Là một
người người lao động, tôi quan tâm đến bảo hiểm, phúc lợi xã hội vì đây là yếu tố giúp người lao động an tâm làm việc, cống hiến. Thứ hai là môi trường lao động giữa lãnh đạo và người lao động phải thể hiện được việc trao đổi nhu cầu cá nhân người lao động với lợi ích chung của cơng ty.
"Cơng nhân rất quan tâm đến vấn đề tư vấn pháp luật lao động. Bởi chúng
tôi chưa hiểu biết về luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm đến chỗ ở cho cơng nhân gần nơi làm việc, vì nếu ở xa, đi làm tan ca sẽ nguy hiểm. Doanh nghiệp và tỉnh cần phối hợp để xây dựng nhà giá rẻ bán theo phương thức trả góp cho người lao động.
Về phép năm, nếu người lao động chưa nghỉ hết số phép năm thì doanh nghiệp tính tiền trả lại cho người lao động. Trong khu công nghiệp và khu chế xuất
cần có những nhà trọ giá rẻ, phù hợp với thu nhập người lao động để con em họ có thể học tập.”
Thứ ba, công tác vận động, kết nối các dịch vụ
Năm 2015, Hội LHPN tỉnh Bình Dương được Trung ương Hội chọn là đơn vị điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tồn quốc lần X về mơ hình tập hợp nữ công nhân nhà trọ trên địa bàn dân cư, với sự hướng dẫn của Thành hội và sự tích cực tập trung của Phường hội, vào tháng 9/2015, Hội đã ra mắt “CLB nữ công nhân nhà trọ” tại khu phố 4, đến tháng 10/2015 ra mắt “CLB Nữ thanh” trong khu lưu trú Nissei. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nữ công nhân lao động, chăm lo đời sống nữ cơng nhân, Hội LHPN cịn vận động xây dựng tủ sách ở các khu nhà trọ, hình thành quỹ tương trợ trong nữ cơng nhân, đề xuất hỗ trợ các dàn máy kaoraoke cho các khu nhà trọ có đơng nữ cơng nhân, triển khai các chương trình phối kết hợp với các đoàn thể phường, cơng đồn cơng ty Nissei trong việc tổ chức các phong trào cho nữ cơng nhân nhà trọ, đến nay mơ hình đã được nhân rộng tại các khu phố 1, 3, 5, 6 của các phường và 2 khu lưu trú Nissei cịn lại.
Từ mơ hình làm điểm đã chủ động triển khai các hoạt động tập hợp và xây dựng lực lượng nịng cốt trong các khu vực nhà trọ có đơng nữ cơng nhân, lao động nhập cư, thơng qua các loại hình tập hợp câu lạc bộ, tổ, nhóm… đến nay mơ hình Câu lạc bộ “Nữ cơng nhân nhà trọ” được nhân rộngđến 9 huyện, thị xã gồm 2007 CLB với 13.789 thành viên, trong đó có 633 nịng cốt, các cấp hội đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và qui định tại địa phương cho nữ công nhân nhập cư, động viên chị em tham gia sinh họat Hội, hưởng ứng các họat động phong trào do Hội phát động, tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, tạo điều kiện đề chị em được giao lưu, vui chơi giải trí thoải mái sau những giờ lao động làm việc; đẩy mạnh công tác chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần, quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, phối hợp với các nữ chủ nhà trọ tổ chức sinh hoạt với công nhân về các chuyên đề tuyên truyền kỹ năng sống giúp chị em tự tin hòa nhập với cộng đồng và tự bảo vệ mình khơng vướng vào tệ nạn xã hội, tham gia bảo vệ môi trường sống …;tổ chức hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ; đồng thời xây dựng hơn 1.000 tủ sách tại các khu nhà trọ với nhiều đầu sách phong phú nhằm giúp cho nữ cơng nhân có thêm kiến thức về giới, có định hướng về xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phát huy tốt vai trò là cầu nối phản ánh tâm tư tình cảm của chị em nữ cơng nhân, thơng qua “Hộp thư tâm tình cùng Hội” tại các khu nhà trọ có đơng nữ cơng nhân nhằm nắm bắt kịp thời những tâm tư, bức xúc trong lao động, trong cuộc sống của chị em để cùng trao đổi, tháo gỡ, can thiệp giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị em, thơng qua lực lượng nòng cốt là nữ chủ nhà trọ, cung cấp các nguồn tin xác thực từ nữ cơng nhân về đình cơng đã được Hội kịp thời phản ánh với cơ quan chức năng để can thiệp với doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách đúng qui định về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chính sách cho lao động nữ, đã góp phần khơng nhỏ trong việc ngăn ngừa các vụ đình cơng, lãn cơng tự phát trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, đồng thời góp phần tham gia cùng chính quyền địa phương ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa bàn dân cư.
Để việc thực hiện đạt hiệu quả, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo việc triển khai và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ban chuyên môn trong công tác tập hợp nữ công nhân nhà trọ, tăng cường biên soạn tài liệu sinh hoạt về giáo dục truyền thống Giới và phát hành tờ rơi tuyên truyền các văn bản Luật, các qui định của địa phương ngắn gọn, dễ hiểu, triển khai đến các khu nhà trọ; hướng dẫn các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục tiền hôn nhân; tổ chức các hoạt động giới thiệu việc làm và trợ vốn tín dụng tiết
kiệm phát triển kinh tế gia đình nâng cao thu nhập cho nữ cơng nhân nhập cư; tổ chức các hoạt động theo kế hoạch đề ra, định kỳ hàng tháng đều theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất hướng tháo gỡ khó khăn của cơ sở…
Để tiếp cận và nắm bắt kịp thời nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ nhập cư đang lưu trú trong các khu nhà trọ, Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo xây dựng mơ hình Câu lạc bộ “Nữ chủ nhà trọ” để làm nồng cốt, hỗ trợ Hội trong công tác quản lý và tổ chức sinh họat trong nữ công nhân lao động nhập cư. Đến nay đã có 89 CLB “Nữ chủ nhà trọ” với 2.359 thành viên được thành lập tại 9 huyện, thị xã, các Câu lạc bộ “Nữ chủ nhà trọ” đã chủ động phối hợp với Hội LHPN các cấp có nhiều giải pháp thiết thực như: đề xuất với ngành điện gắn điện kế và bán điện cho công nhân nhà trọ theo giá điện sinh hoạt hộ gia đình, khơng tăng giá th phịng trọ, tổ chức tặng q tết cho nữ cơng nhân khơng có điều kiện về quê ăn tết, tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các nhà trọ… qua đó đã chăm lo, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nữ cơng nhân nhà trọ góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11/2011/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính Phủ.
Thứ ba, cơng tác lập kế hoạch can thiệp
Trong suốt thời gian qua một số nhà máy tại KCN VSIP như Foster, King Maker, Esprinta, Shyang Hung Chen, Pou Sung, Pou Chen, Việt Vinh,… phối hợp với tổ chức các đợt khám lưu động tại nhà máy kết hợp với Ngày hội sức khỏe với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí lồng ghép giáo dục về SKSS – tình dục, các vấn đề về giới. Công nhân được khám SKSS ngay trong giờ làm việc tại nhà máy, phát hiện bệnh, được bác sỹ tư vấn trực tiếp và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, khám lưu động tại nhà máy có thể tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và chất lượng đảm bảo. Các phòng y tế nhà máy dần khơi phục tín nhiệm với cơng nhân. 65% cơng nhân
đánh giá chất lượng phịng y tế nhà máy là “tốt”, hoặc “rất tốt” so với tỷ lệ 35% khi mới bắt đầu dự án.
Theo bà Trần Hà Mộng Ngọc, Giám đốc Chương trình Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp, Marie Stopes Việt Nam: Phần lớn lực lượng lao động trẻ tại các nhà máy đều độc thân, xa gia đình, khi có những khúc mắc họ thường tìm đến sự chia sẻ của những đồng nghiệp tin cậy. Do vậy, các dự án công tác xã hội đã đào tạo 279 giáo dục viên đồng đẳng (GDVĐĐ) tại 9 nhà máy tham gia Dự án. Sau khi được các chuyên gia của MSV tập huấn, các GDVĐĐ tổ chức tuyên truyền cho cơng nhân nhà máy dưới nhiều hình thức như truyền thơng nhóm lớn, truyền thơng nhóm nhỏ hoặc tâm sự 1:1. Vấn đề được công nhân quan tâm nhất là sức khỏe sinh sản và các biện pháp tránh thai.
Thực hiện tại 9 nhà máy ở Bình Dương và Đồng Nai với hơn 100.000 lao động nữ trong 3 năm (2013-2015). Hơn 500.000 lượt công nhân được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ Dự án; Đào tạo 279 giáo dục viên đồng đẳng và 120 cán bộ y tế về SKSS; Hỗ trợ trực tiếp chi phí khám SKSS tại các cơ sở y tế trong hệ thống chuyển gửi của Dự án qua chương trình thẻ dịch vụ, tin nhắn cho hơn 5.000 công nhân. Tỷ lệ nữ cơng nhân nhập cư phải tự trả chi phí khám SKSS giảm xuống cịn 26%
Bình Dương đã thành lập mơ hình Câu lạc bộ nhà trọ có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể cùng với các chủ nhà trọ, xây dựng mơ hình tủ sách pháp luật tại nhà trọ,... nhờ mơ hình này giữa người thuê trọ và chủ nhà trọ thường dễ dàng tìm được tiếng nói chung đối với vấn đề tăng giá. Mơ hình này tương đối có hiệu quả và nên được tính đến trong xây dựng chính sách hỗ trợ. Đây là những hỗ trợ thiết thực nhất mà rất nhiều người lao động di cư đang phải thuê nhà trông đợi vào